Tìm kiếm
Close this search box.

GDN là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Display Network

capturepng-18-03-2019-srrqb
Đánh giá bài viết

Google Adwords (google ads) có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là Search và Display. Bạn cần phân biệt giữa Google search network và display network.

Google Search Network là dạng quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến nhất, đặt ads ở vị trí “đắc địa” của Google. Người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy bạn khi họ tìm kiếm từ khóa. Trang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic. Đồng thời có thêm ít nội dung CTA so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác.

Tuy nhiên, Google Display Network (GDN) thì thụ động hơn. GDN chèn ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Google ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.

Nên nhớ 90% thông tin được não bộ xử lý là hình ảnh. Vậy nên chạy ads theo cách này có thể khiến khách hàng nhớ lâu hơn và dễ gây chú ý hơn.

Cả hai hình thức chạy ads đều có ưu điểm và vị trí riêng để tạo ra chiến lược PPC bền vững.
Cả hai hình thức chạy ads đều có ưu điểm và vị trí riêng để tạo ra chiến lược PPC bền vững.

Search ads thường được dùng nhiều nhất vì đặt ads ở vị trí ngoài trang kết quả tìm kiếm sẽ lập tức đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó cơ hội được nhấp vào sẽ cao hơn.

Nếu người dùng tìm kiếm một thông tin nào đó, quảng cáo của bạn hiển thị ngay trước mắt họ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với truy vấn thì khả năng cao là họ không chỉ nhấn vào quảng cáo. Họ còn có thể tạo ra chuyển đổi ngay trên website của bạn. Đối với search, người dùng đang ở giai đoạn chủ động tìm kiếm. Nên mục đích của họ là trực tiếp tìm kiếm chủ đề, sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

Google Search ads hiển thị khi người dùng thực hiện tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ
Google Search ads hiển thị khi người dùng thực hiện tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ

Trong khi đó, display lại thụ động hơn do người dùng nhìn thấy ads. Họ không phải vì gõ tìm truy vấn mà vô tình nhìn thấy khi truy cập những website khác. Hình thức này cũng giống ad trên báo hay tạp chí vậy. Bạn dễ dàng lướt qua để nhanh chóng đi đến nội dung bạn đang thực sự tìm kiếm.

Vì vậy, khi chạy ads display, bạn cần đặt mindset và mục tiêu kết quả khác ads search. Do suy nghĩ của người dùng khi gặp hai loại ads này không giống nhau. Nói tóm lại:

  • Ads search hướng đến đối tượng có hứng thú đến quảng cáo và mặt hàng của bạn ngay khi nhìn thấy quảng cáo.
  • Ads GDN lại thay đổi cuộc chơi theo một cách khác, hiển thị trên những trang bên ngoài kết quả tìm kiếm organic, lúc này người dùng đang thực hiện hoạt động nào đó.

Google Shopping Ads là gì? Chạy quảng cáo google shopping hiệu quả

Vì sao bạn nên srw dụng Google Display Network

Độ tiếp cận rộng

Google ước tính rằng Display Network của họ tiếp cận được hơn 90% người dùng internet, chỉ riêng điều này thôi cũng đã đủ hấp dẫn rồi.

Chi phí rẻ hơn Google Ads Search

Mặc dù CTR thấp hơn, quảng cáo Display cũng có chi phí thấp hơn so với quảng cáo Search. Vì vậy đây là lựa chọn không tồi nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ và không cạnh tranh nổi trên mặt trận Search.

NHiều hình thức thanh toán

Trên GDN, bạn có thể chọn trả phí theo CPM (cost per mile) hay PPC (pay per click). Bạn có thể tự thiết lập hình thức thanh toán để tối ưu ROI.

Nếu bạn chưa nắm rõ CPM hay PPC là gì, hãy đọc thêm bài viết 8 chỉ số đo lường quảng cáo digital để có nền tảng trước khi thực hiện một chiến dịch nào đó.

Sử dụng hình ảnh

Não bộ xử lý thông tin tốt hơn dưới dạng hình ảnh. Nếu ở Search Network, bạn chỉ có thể sử dụng hình thức văn bản (text) thì hình thức trên GDN đa dạng hơn nhiều, bao gồm cả hình ảnh và video…

Remarketing

Đây là một trong những điểm “lợi hại” nhất của Google Ads Display. Với tính năng remarketing, bạn có thể bám đuôi, bao vây khách hàng tiềm năng. Nếu họ đã từng tìm một sản phẩm trên search mà chưa mua, quảng cáo hiển thị sẽ làm nhiệm vụ xuất hiện ở những nơi tiếp theo họ đến, nhắc nhớ, thôi thúc họ mua sản phẩm.

Cách thức hiển thị của quảng cáo Google Display Network

Hiển thị dạng văn bản: Đơn giản nhất của quảng cáo, bao gồm 1 dòng tiêu đề, một URL đích và hai dòng nội dung

Quảng cáo GDN hiển thị dạng văn bản - Ads Text
Quảng cáo GDN hiển thị dạng văn bản – Ads Text

Hiển thị dạng quảng cáo Google hình ảnh: Quảng cáo Google banner đầy màu sắc là quảng cáo hình ảnh phổ biến nhất.

Quảng cáo GDN hiển thị dạng hình ảnh

Hiển thị đa phương tiện: Bao gồm các yếu tố tương tác, ảnh động hoặc các khía cạnh khác thay đổi tùy thuộc vào người đang xem quảng cáo và cách họ tương tác với nó.

Hiển thị quảng cáo dạng video: quảng cáo Google mạng hiên thị (GDN) dạng video cũng chính là quảng cáo Video Outstream của Google.

Những thuật ngữ trong quảng cáo GDN

CPC tối đa: số tiền tối đa bạn chấp nhận trả cho phiên đấu giá khi người dùng nhấp chuột (click) vào quảng cáo của bạn.

Hiển thị: Số lượt hiển thị của banner quảng cáo, đây là số liệu để bạn biết được quảng cáo của bạn có hoạt động hay không.

Số nhấp chuột: số lượng nhấp chuột vào banner khi banner quảng cáo của bạn hiển thị trên website của hệ thống GDN.

CTR: tần suất người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn khi quảng cáo hiển thị, chỉ số này đánh giá hiệu quả của quảng cáo của bạn. Công thức CTR = Số nhấp chuột / Hiển thị

GDN là gì ? Kiến thức quảng cáo Google Display Network mới nhất

Chuyển đổi: là số chuyển đổi bạn nhận được khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Trước tiên muốn bạn phải xác định những tương tác thế nào có ích đối với bạn để cài đặt chuyển đổi (vd: chat, điền form, nhấp vào số điện thoại..) bạn có thể tham khảo cách cài đặt chuyển đổi tại Cài đặt chuyển đổi trên trang web

Hướng dẫn cơ bản chạy quảng cáo Google Display Network

Sau khi đã tìm hiểu cơ bản về hình thức quảng cáo GDN, giờ sẽ là các mẹo cơ bản nhất để bạn có thể bắt đầu ngay với chiến dịch quảng cáo GDN của mình:

Bước 1: Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan về GDN

Tất nhiên, trước khi chạy bất kỳ một loại hình quảng cáo nào, chúng ta đều phải biết những thuật ngữ xoay quanh nó để có thể hiểu và tối ưu mẫu quảng cáo một cách tốt nhất.

thuật ngữ GDN

CPC tối đa: Là số tiền tối đa mà bạn bid thầu cho click đó. Nếu có đối thủ bid cao hơn, số lượt hiển thị của họ sẽ nhiều hơn bạn. Banner GDN của bạn sẽ không nhận những click có giá cao hơn CPC tối đa. Con số này sẽ giúp bạn kiểm soát ngân sách và chất lượng quảng cáo.

Hiển thị: Là số lần hiển thị Banner GDN của bạn. Số liệu này sẽ cho bạn biết quảng cáo đang hoạt động như thế nào.

Số nhấp chuột: Là số lần khách hàng click vào banner quảng cáo của bạn

CTR: Là tần suất click vào quảng cáo của bạn. CTR được tính bằng Số lần hiển thị/Số lần nhấp chuột. Ví dụ như 10 người nhìn thấy quảng cáo nhưng chỉ có 1 người click vào. Lúc đó CTR = 0,1 hay còn hiểu là 10%.

Nếu CTR của bạn quá thấp hoặc cận kề với mốc = 0, có thể bạn đã nhắm sai đối tượng, hoặc mẫu GDN Banner của bạn chưa thu hút. Ngược lại, nếu CTR của bạn > 0,9 thì chắc chắn bạn đang dính click tặc.

Chuyển đổi: Là số lượt hành động có ích tiếp theo của khách hàng sau khi click vào banner GDN (gọi hotline, điền form, chat với support…). Đo lường tốt chuyển đổi giúp bạn tối ưu Landingpage, tránh quảng cáo chạy tốt nhưng lại không convert được ra khách hàng.

Bước 2: Nhắm đối tượng mục tiêu của chiến dịch GDN

Tất nhiên, dù là tập đoàn nhiều tiền đến đâu, cũng không bao giờ chạy những chiến dịch quảng cáo vô thưởng vô phạt. Tất cả đều phải được xác định mục tiêu ngay từ ban đầu, và tối ưu mẫu quảng cáo theo đó.

Quảng cáo GDN có 4 cách xác định mục tiêu, 2 cách trực tiếp và 2 cách gián tiếp.

nhắm đối tượng mục tiêu chiến dịch gdn

2 cách xác định mục tiêu trực tiếp

#1. Remarketing mở rộng: là dạng nhắm vào những người đã vào website của bạn, hoặc những người có hành vi, nhân khẩu học tương tự (lookalike)

#2. Nhân khẩu học: là xác định theo độ tuổi, giới tính, sở thích… Nhưng chắc chắn không thể nào target chính xác được như Facebook mà chỉ mang tính tương đối, không rõ ràng

2 cách xác định mục tiêu gián tiếp

#1. Đi theo ngữ cảnh: cách này sẽ đưa quảng cáo tiếp cận với những người đã search từ khóa liên quan đến ngành nghề. Hoặc banner của bạn sẽ hiển thị trên những bài viết trên website đối tác GDN có chưa từ khóa đó. Đây được cho là target đỉnh nhất của quảng cáo GDN, nó gần tương tự như Google Adwords nên CPC khá cao.

#2. Xác định vị trí đặt: Cách này là nhắm thẳng vào những website đối tác GDN mà bạn muốn đặt quảng cáo trên đó. Đây là một cách khá hay đối với những người thích Marketing chuyên sâu và có tư duy “ngành ngang, ngành dọc” để mở rộng tệp khách hàng.

Bước 3: Thiết kế banner GDN

Sau khi đã tìm hiểu về GDN và xác định được khách hàng mục tiêu, chúng ta tiếp tục chuyển sang bước thứ 3: Thiết kế Banner. Như đã nói ở phần trên, cơ chế hiển thị của quảng cáo Google Display Network và Google Remarketing là giống hệt nhau, cho nên kích thước banner GDN cũng tương tự như Remarketing.

kích cỡ banner gdn

Tất cả sẽ có tộng cộng khoảng 15 size khác nhau: 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60.

Hãy chuẩn bị đủ, và thiết kế sao cho tất cả 15 banner GDN đều chung 1 màu sắc, chung 1 thông điệp. Tất nhiên, thông điệp của mẫu quảng cáo truyền tải qua banner phải nhắm đúng tới đối tượng khách hàng. Tuyệt đối không làm mỗi banner 1 kiểu. Như vậy khách hàng sẽ khó ghi nhớ về thương hiệu.

ví dụ banner GDN thiết kế bởi Uplevo

Bước 4: Thiết kế Landing Page

Cơ chế của quảng cáo Google Display Network là hiện thị banner trên website đối tác. Sau đó người dùng thấy thu hút sẽ click vào để tìm hiểu. Đừng vì tiết kiệm tiền mà dẫn khách đi xem lòng vòng quanh trang chủ hay danh mục rồi lại thoát ra. Hãy thiết kế một Landingpage chuẩn để tối ưu hóa chuyển đổi, tăng doanh thu sau quảng cáo GDN.

Bạn có thể tham khảo bài viết bí quyết thiết kế landing page của Uplevo, trong bài viết này sẽ hướng dẫn đầy đủ các công thức, mẹo để có thể tạo một landing page hiệu quả. Ngoài ra Uplevo cũng cung cấp thông tin về 5 phần mềm thiết kế landing page online ngay trong bài.

Bước 5: Cài đặt quảng cáo GDN

Đăng nhập tài khoản Google Adwords

đăng nhập tài khoản google adword

Chọn Chiến dịch (Campaign) => Tạo chiến dịch (dấu cộng màu xanh)

chọn chiến dịch hiển thị tao

Chọn Mục tiêu (Select goal) => Mạng hiển thị (Display Network) => Điền Trang đích (Landingpage của mình)

chọn mục tiêu cho chiến dịch gdn

Cài đặt quảng cáo theo mục tiêu (chọn vị trí địa lý hiển thị, ngôn ngữ, CPC tối đa, ngân sách, thời gian hiển thị…)

cài đặt quảng cáo GDN theo mục tiêu

Chọn ảnh để upload => Tải lên quảng cáo hiển thị hình ảnh (Tải lên Banner thiết kế ở Bước 3)

Ấn Tạo Chiến Dịch

Bước 6: Theo dõi, đo lường và tối ưu quảng cáo GDN

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Google Analytics để đo lường chuyển đổi một cách cụ thể. Hãy chú ý đến từng nhóm quảng cáo bạn tạo ra và tối ưu nó một cách hiệu quả nhất. Đừng ngại ngùng tăng tiền cho những nhóm quảng cáo tốt và giảm tiền hoặc tắt bớt những nhóm kém hiệu quả.

Ở một mặt khác, nếu bạn chưa hài lòng về kết quả của quảng cáo GDN, hãy thử thay đổi từng thứ 1. Bắt đầu từ test mẫu Landing Page, test mẫu Banner GDN rồi đến test Target.

Hướng dẫn cách kiếm tiền bằng google AdSense cực đơn giản tại nhà

Những yếu tố tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN?

Quảng Cáo Banner Online Hiệu Quả Hơn Cùng Google Display Network | TRENDDIGITAL

Bên trên các bạn đã vừa được tìm hiểu về quảng cáo GDN là gì? Vậy làm thế nào để tối ưu chiến dịch GDN. Xác định mục tiêu của chiến dịch gồm có Ngân sách chi tiêu, địa điểm nào quảng cáo bạn hiển thị, thời lượng, thời gian hiển thị quảng cáo,.. Chiến dịch quảng cáo GDN thường được chia theo 2 loại hiển thị hình ảnh cơ bản và hình ảnh động/ video. Với quảng cáo hình ảnh cơ bản, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Cài đặt mục tiêu giá thầu thông minh
  • Không nên gom góp nhiều hình thức vào một nhóm quảng cáo, hạn chế độ phủ, nên chia thành nhiều nhóm quảng cáo tương thích với các mục tiêu giá thầu.
  • Thiết kế banner đẹp ở kích cỡ tối ưu: 728 x 90, 300 x 250, 160 x 600. Đây là các kích thước có thể bao phủ tới 95% mạng hiển thị.
  • Hình ảnh thiết kế phải phù hợp với thông điệp và văn bản dựa trên nghiên cứu đặc điểm khách hàng.
  • Trang đích nên là trang chứa nội dung cụ thể, không nên đưa về các trang danh mục hoặc trang chủ, dễ khiến người dùng cảm thấy bối rối và từ chối đi tiếp.
  • Đặc biệt, banner không nên chứa quá nhiều phần nội dung văn bản, như vậy sẽ làm mất đi tính hấp dẫn.
  • Nút kêu gọi hành động (CTA) cần hiển thị rõ ràng và nổi bật.

Với quảng cáo hiển thị video, người quảng cáo nên sử dụng 1 hình ảnh thumbnail cho video ở tỉ lệ 16:9 để đảm bảo quảng cáo hiển thị tốt trên mọi giao diện. Sử dụng video thường có kết quả tương tác cao hơn.

Trong thời gian chạy chiến dịch, cần theo dõi liên tục và sát sao các nội dung quảng cáo để thay đổi giá thầu đối với những trang có chuyển đổi tốt, đổi banner để kiểm tra banner nào đang hoạt động tốt (test A/B) và tránh sự nhàm chán cho đối tượng mục tiêu. Với các nhóm quảng cáo không đáp ứng được mục tiêu, cần chỉnh sửa và tối ưu lại trang đích landing page để thu hút người dùng đi tới các bước tiếp theo.

Chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích!

Tự động hoá quy trình bán hàng & marketing của bạn ngay hôm nay.

Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17