Nếu bạn đang không biết sử dụng công cụ phân tích & theo dõi website nào tốt nhất, dễ sử dụng nhất, thì Yandex Metrica là một lựa chọn tuyệt vời. Công cụ này có nhiều tính năng rất xịn xò, tuy nhiên lại rất ít người biết đến nó. Và nếu bạn tìm thấy bài viết này, thì đó là một điều may mắn dành cho bạn. Bạn sẽ không cần phải căng mắt ra để đọc và mò các chỉ số phức tạp trên Google Analytics nữa. Sau đây, ATP Holdings sẽ hướng dẫn bạn các sử dụng Yandex Metrica để đo lường và tối ưu website, cùng theo dõi nhé.
Mục lục
ToggleYandex Metrica là gì?
Yandex Metrica là một công cụ phân tích website miễn phí do Yandex cung cấp, tương tự như Google Analytics. Nó cho phép bạn theo dõi và phân tích hành vi của người truy cập trên trang web của bạn.
Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Yandex Metrica:
- Webvisor: Cho phép ghi lại và phát lại các phiên truy cập của người dùng, giúp bạn quan sát cách họ tương tác với trang web của mình.
- Báo cáo hơn 50+ chỉ số web: Cung cấp các báo cáo chi tiết về lưu lượng truy cập, nguồn truy cập, thời gian truy cập, từ khoá truy vấn, link out và rất nhiều chỉ số khác.
- Heatmaps: Hiển thị các bản đồ nhiệt cho thấy các khu vực trên trang web nhận được nhiều tương tác nhất (cuộn chuột, click).
- Phân tích mục tiêu: Giúp bạn thiết lập và theo dõi các mục tiêu cụ thể trên trang web như lượt mua hàng, lượt điền form, lượt gọi điện thoại, lượt download file trên website…
- Theo dõi chuyển đổi: Giúp đo lường hiệu quả của các mục tiêu, thể hiện qua lượt chuyển đổi & tỷ lệ chuyển đổi, để tối ưu chiến dịch quảng cáo.
Yandex Metrica làm một công cụ rất hữu ích cho việc tối ưu hiệu quả trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng, thậm chí là còn tốt hơn cả GA4 ở một vài khía cạnh.
Cách cài đặt Yandex Metrica vào website
Để cài đặt Yandex Metrica vào website của bạn, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập và tạo thẻ Yandex Metrica
Đăng nhập vào tài khoản Yandex và truy cập Yandex Metrica. (Nếu bạn chưa có tài khoản Yandex, hãy truy cập trang web Yandex và đăng ký tài khoản.)
Nhấp vào nút “Add tag” (Thêm thẻ) và điền thông tin về trang web của bạn. Sau khi hoàn tất, Yandex Metrica sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã theo dõi.
Bước 2: Chèn mã theo dõi vào website
Trong phần “Cài đặt”, chuyển đến tab “Thẻ” và nhấp vào “Sao chép” đoạn mã theo dõi mà Yandex Metrica cung cấp cho bạn và chèn mã vào trang web:
- WordPress: Truy cập vào
Appearance
>Theme Editor
, sau đó dán mã vào trước thẻ</head>
trong fileheader.php
. Hoặc bạn có thể sử dụng plugin như “Insert Headers and Footers” để thêm mã. - Nếu bạn không sử dụng CMS: Chèn đoạn mã vào trước thẻ
</head>
trong file HTML của từng trang bạn muốn theo dõi.
Bước 3: Kiểm tra mã Yandex hoạt động chưa
Bạn hãy đảm bảo lưu tất cả các thay đổi trên trang web của mình. Quay lại Yandex Metrica và kiểm tra xem mã vừa chèn vào website có hoạt động hay không bằng cách nhấn vào nút Check for tag.
Sau khi nhấn check, bạn sẽ chuyển sang tab của website, và nếu thẻ hiện màu xanh lá nghĩa là nó đã hoạt động.
Bước 4: Thiết lập và sử dụng
Trong Yandex Metrica, các mục tiêu chuyển đổi sẽ được tư động hoặc bạn có thể thiết lập các mục tiêu riêng để tiện theo dõi các hành động cụ thể của người dùng trên trang web.
Khám phá các báo cáo và công cụ khác nhau của Yandex Metrica để hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng và tối ưu hóa trang web của bạn.
Vậy là bạn đã hoàn tất việc cài đặt Yandex Metrica vào trang web của mình.
Hướng dẫn sử dụng Yandex Metrica để đo lường các chỉ số website
Yandex Metrica là một công cụ rất ít người biết , vì vậy trên Google cũng không có bài hướng dẫn sử dụng nào chi tiết. Cho nên hôm nay ATP Holdings sẽ viết bài này để giúp bạn tìm hiểu từng tính năng của công cụ tuyệt vời này.
Khám phá các báo cáo
Yandex Metrica cung cấp nhiều báo cáo khác nhau để giúp bạn phân tích lưu lượng truy cập và hành vi người dùng trên trang web. Dưới đây là một số báo cáo quan trọng:
Báo cáo Tổng quan (Overview)
- Pageviews: Số trang mà người dùng đã xem trên web của bạn.
- Sessions: số phiên truy cập của người dùng.
- Users: Số lượng người truy cập vào trang web của bạn.
- Time on site: thời gian người dùng online trên web.
- Page depth: số trang đã xem của mỗi phiên truy cập.
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát, tức là phần trăm người rời khỏi trang web sau khi xem một trang duy nhất.
Báo cáo Lưu lượng truy cập (Traffic Sources)
Bạn có thể xem được traffics đến từ nguồn nào thông qua traffic source:
- Search Engines traffic: Lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yandex…
- Direct traffic: Lượng truy cập trực tiếp, khi người dùng nhập trực tiếp URL của bạn.
- Link traffic: Lượng truy cập khi người dùng nhấp link từ các trang web, ứng dụng khác.
- Social network traffic: Lượng truy cập từ các mạng xã hội.
Ngoài ra, để phân tích sâu hơn về các lưu lượng truy cập đó, bạn cũng có thể xem các báo khác như:
- Last keyword: từ khoá mà người dùng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm trước khi vào web của bạn.
- Device type: loại thiết bị của người dùng (máy tính, tablet, di động, TV).
- URL views: các URL mà người dùng đã xem nhiều nhất.
- New and return users: xem ai là người dùng mới, ai là người đã từng vào trang web của bạn.
- Và còn rất nhiều báo cáo tuỳ chỉnh, bạn có thể tự vào tuỳ biến thêm nhé…
Báo cáo Hành vi người dùng (Behavior):
- Sessions replay: Xem lại video ghi màn hình những thao tác người dùng trên website của từng phiên truy cập.
- Heatmaps: Bản đồ nhiệt cho thấy các khu vực trên trang web nhận được nhiều tương tác nhất.
- Click Map: Hiển thị các vị trí mà người dùng nhấp chuột nhiều nhất.
- Scroll Map: Hiển thị vùng người dùng cuộn trang nhiều nhất.
Báo cáo Nội dung (Content):
- Popular Pages: Các trang phổ biến nhất trên trang web của bạn.
- Exit Pages: Các trang mà người dùng thường rời khỏi trang web.
- File download: hiển thị xem có bao nhiêu lượt tải file từ trang web của bạn.
Và ngoài ra còn rất nhiều loại báo cáo chi tiết khác về thương mại điện tử, nhân khẩu học, tệp khách hàng, công nghệ,… Mỗi website sẽ có mỗi mục tiêu đo lường khác nhau, vì vậy các bạn tự vào trải nghiệm nhé (nhiều quá mình thống kê không hết).
Theo dõi mục tiêu (Goals)
Trong phần quản lý goals, bạn có thể thiết lập các mục tiêu cụ thể như gửi biểu mẫu, mua hàng, click phone – messenger – email, tải xuống tài liệu…
Điều này để thực hiện trên Google Analytics là vô cùng phức tạp đối với newbie, nhưng khi bạn dùng Yandex Metrica, nó được tạo tự động hoàn toàn, bạn không cần setup gì cả chỉ việc vào xem kết quả báo cáo thôi.
Ngoài những mục tiêu tự động, bạn cũng hoàn toàn có thể tạo riêng các mục tiêu tuỳ chỉnh theo ý thích, chỉ cần nhấn vào nút add goal và bắt đầu thiết lập. Tính năng này sẽ giúp bạn đo lường bất kỳ loại chuyển đổi nào, thậm chí là bạn có thể setup cho từng trang với từng loại mục tiêu chuyển đổi khác nhau để có kết quả siêu chi tiết.
Thống kê tỷ lệ chuyển đổi
Sau khi bạn thiết lập các mục tiêu, thì một thời gian sau bạn có thể truy cập vào mục Conversions để xem thống kê tỷ lệ chuyển đổi của các mục tiêu mà bạn đã tạo.
Giao diện thống kê của Yandex Metrica vô cùng trực quan – basic giúp bạn có thể hiểu một cách dễ dàng. Và bạn cũng có thể tuỳ chọn khoảng thời gian đo lường như ngày, tuần, tháng, quý, năm, hoặc khoảng thời gian tuỳ chỉnh.
Sử dụng Webvisor
Công cụ này cho phép bạn ghi lại và phát lại các phiên truy cập của người dùng, giúp bạn quan sát cách họ tương tác với trang web của mình. Nó là tính năng Sessions Replay mình đã đề cập ở trên.
- Recordings: Xem lại các phiên truy cập đã được ghi lại.
- Filters: Lọc các phiên truy cập dựa trên các tiêu chí cụ thể như thời gian, trang đã truy cập, hoặc hành động cụ thể.
Vừa rồi toàn những hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Yandex Metrica để đo lường và tối ưu website. Hy vọng rằng những hướng dẫn này sẽ giúp các bạn marketer có thể đo lường được website của mình một cách chi tiết hơn, từ đó tìm ra được hướng để tối ưu website hoạt động hiệu quả hơn.
Nếu cần hướng dẫn tính năng gì, các bạn cứ để lại bình luận bên dưới, đội ngũ ATP Holdings sẽ vào giải đáp giúp các bạn nhé. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này.