Tìm kiếm
Close this search box.

Chế tài phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế

zzzxl-vipham_hmfo
Đánh giá bài viết

Mục đích của mọi hợp đồng khi được ký kết là để đảm bảo lợi ích của các bên, đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như đã thoả thuận. Tuy nhiên, nếu một trong các bên vi phạm thì sẽ có các chế tài phạt vi phạm riêng tùy theo sự thỏa thuận phù hợp với pháp luật. Vậy phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế được pháp luật quy định cụ thể ra sao?

img 62554dfac7f16

I. Chế tài phạt chậm thanh toán hợp đồng kinh tế

Phạt chậm thanh toán là gì? 

Phạt vi phạm chậm thanh toán là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng theo nội dung điều khoản phạt vi phạm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, việc quy định chế tài này trong hợp đồng kinh tế để đảm bảo được tính tuân thủ của các bên khi tham gia vào hợp đồng và nghiêm túc thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận ban đầu. Chế tài này vẫn được áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm trên không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bên vi phạm miễn là các bên đã thỏa thuận trước đó.

Tham khảo thêm: Quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế là gì 

Quy định của pháp luật về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế. 

Quy định của pháp luật hiện hành về việc phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế như là hợp đồng thông thường.

Theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005.

Tại Điều 306 Luật Thương mại 2005 quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán như sau:

  • Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Tại Điều 353 quy định về chậm thực hiện nghĩa vụ như sau:

  • Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

  • Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.

Tại Điều 357 đối với trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

3. Kết luận

Như đã phân tích trên thì phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế được quy định bằng các điều khoản của pháp luật nhằm giúp các doanh nghiệp có căn cứ để xử lý nếu như trong hợp đồng không thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm này. Ngoài ra việc quy định về phạt vi phạm này cũng phải đảm bảo tính hợp pháp, không vi phạm các điều cấm của pháp luật thì các điều khoản này mới có hiệu lực áp dụng nếu bên còn lại vi phạm.

4. Câu hỏi thường gặp về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế

Mức phạt vi phạm về phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật thương mại 2005.

Khi chậm thanh toán có được quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán?

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trường hợp bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ của mình thì giải quyết như thế nào?

Nếu sau khi bên vi phạm nhận được thông báo và không thực hiện việc thanh toán cả phần nợ và phần lãi, doanh nghiệp của bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty kia có trụ sở để khởi kiện về việc bên mua vi phạm hợp đồng.

II. Kết luận

Xử phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế rất phổ biến. Khi thanh toán chậm, không đúng hạn, hoặc không thanh toán hợp đồng kinh tế, các chế tài xử phạt sẽ được áp dụng nghiêm ngặt. Việc ký kết hợp đồng kinh tế là để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của 2 bên.

Tham khảo thêm các thông tin hữu ích về luật, pháp chế và nghiệp vụ hợp đồng tại MISA AMIS 

Chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích!

Tự động hoá quy trình bán hàng & marketing của bạn ngay hôm nay.

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Được vote nhiều
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17
TẶNG KHÓA HỌC
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRỊ GIÁ 3TR5

(GIỚI HẠN 50 SLOT TRONG THÁNG)