Tìm kiếm
Close this search box.

Lên kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm từ A-Z trong 10 bước

kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm toàn tập
5/5 - (3 bình chọn)

Kinh doanh mỹ phẩm là một sự lựa chọn khá an toàn cho các nhà khởi nghiệp, bởi thị trường này chưa bao giờ là hết hot. Tuy nhiên, đối với một người mới muốn kinh doanh mỹ phẩm thì phải lên kế hoạch rõ ràng, nếu không chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả. Vậy một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm sẽ bao gồm các bước nào? Hãy xem những gì ATP Holdings chia sẻ bên dưới đây nhé.

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm?

Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo thành công cho thương hiệu của bạn. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Xác định rõ mục tiêu và hướng đi cho doanh nghiệp: Kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định rõ mục tiêu cụ thể, ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Thu hút nhà đầu tư: Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và thuyết phục sẽ là công cụ đắc lực để thu hút nhà đầu tư.
  • Quản lý tài chính hiệu quả: Kế hoạch kinh doanh giúp bạn dự trù các khoản chi phí và doanh thu cho doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể phân bổ nguồn lực hợp lý và đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Ngành mỹ phẩm là một thị trường cạnh tranh khốc liệt, với nhiều thương hiệu lớn & nhỏ tham gia. Để thành công, bạn cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định các quy trình và quy định rõ ràng cho doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.

Kế hoạch tổng quan

Một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm sẽ bao gồm các giai đoạn của việc xây dựng thương hiệu và bán mỹ phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể của một công ty (hoặc cửa hàng mỹ phẩm).

Theo kinh nghiệm 3 lần startup mỹ phẩm của mình, trong một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm sẽ gồm các nội dung sau:

  1. Lựa chọn mặt hàng và nguồn hàng
  2. Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh
  3. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
  4. Lập kế hoạch sản phẩm và giá cả
  5. Lập kế hoạch tài chính và quản lý rủi ro
  6. Xây dựng chiến lược marketing
  7. Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp
  8. Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
  9. Áp dụng công nghệ để tự động hoá quy trình kinh doanh

Cụ thể hơn là như nào thì bạn xem chi tiết từng bước bên dưới nhé!

Các bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết

1. Lựa chọn loại mỹ phẩm cần bán và nguồn hàng

Trước tiên, để bắt đầu một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm thành công, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp và tìm kiếm nguồn hàng uy tín. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:

  • Xác định sản phẩm phù hợp: Dựa vào phân tích nhu cầu thị trường và sở thích của khách hàng, chọn ra những sản phẩm mỹ phẩm phù hợp và có tiềm năng phát triển. Hãy sử dụng các công cụ phân tích sản phẩm bán chạy ở các sàn TMDT như Shopee, Tiktok, Lazada… đay chính là nguồn phản ánh nhu cầu thực & xu hướng sở thích của khách hàng.
  • Tìm kiếm nguồn hàng uy tín: Hợp tác với các nhà cung cấp uy tín – minh bạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn cho người dùng.

2. Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh

Để thành công trong ngành mỹ phẩm, bạn cần hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh. Cụ thể như sau:

  • Hiểu rõ thị trường: Nghiên cứu kỹ lưỡng xu hướng thị trường mỹ phẩm hiện nay là gì và nhu cầu của khách hàng để có cái nhìn tổng quan hơn. Ví dụ thị trường hiện nay chuộng kem chống nắng của hãng A hơn hãng B, thì bạn nên bán sản phẩm của hãng A.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Điều này giúp bạn xác định điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược kinh doanh của đối thủ, từ đó có thể học hỏi hoặc tìm ra kế hoạch cạnh tranh hơn họ.

3. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Trong bước tiếp theo, các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần xác định rõ chân dung của khách hàng mục tiêu. Phân chia thị trường thành các nhóm khách hàng cụ thể dựa trên yếu tố nhân khẩu học và hành vi mua sắm để tập trung vào mục tiêu cụ thể.

Ví dụ: đối với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên (16-22 tuổi), họ thường ưa chuộng những sản phẩm mỹ phẩm giá rẻ vì họ chưa có nguồn thu nhập ổn định.

4. Lập kế hoạch sản phẩm & giá

Lập kế hoạch sản phẩm & giá là một bước quan trọng trong Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn xác định sản phẩm nào sẽ được cung cấp, giá bán bao nhiêu và cách thức phân phối sản phẩm đến tay khách hàng như thế nào.

Lập kế hoạch sản phẩm và giá cả

Ví dụ cụ thể:

  • Khách hàng mục tiêu: Phụ nữ trẻ tuổi có thu nhập cao, quan tâm đến các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe.
  • Sản phẩm: Kem dưỡng da mặt chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại.
  • Giá bán: 500.000 đồng/lọ.
  • Kênh phân phối: Bán hàng trực tiếp qua website, cửa hàng và các kênh thương mại điện tử Shopee, Lazada.

5. Lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính là một phần quan trọng trong Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Dưới đây là các bước để lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mỹ phẩm:

  • Dự báo doanh thu
  • Dự báo chi phí
  • Dự báo lợi nhuận
  • Dự báo nhu cầu vốn
  • Phân tích điểm hòa vốn

6. Xây dựng đội ngũ nhân sự

Cho dù là bạn bán mỹ phẩm tại cửa hàng offline hay bán qua các kênh online thì cũng cần phải có nhân sự vận hành, một mình bạn không thể làm hết việc được!

Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

Khi bạn xây dựng đội ngũ nhân sự, bạn cần nhớ kỹ các yếu tố sau đây để có 1 đội ngũ làm việc tâm huyết và chuyên nghiệp:

  • Xác định nhu cầu: Số lượng, kỹ năng, phẩm chất cho từng vị trí.
  • Tuyển dụng: Kênh tuyển dụng, phương pháp phỏng vấn phù hợp.
  • Đào tạo: Nâng cao năng lực, kỹ năng cho nhân viên bằng các buổi traning nghiệp vụ, khoá học…
  • Đánh giá: Hoạt động review, đánh giá phải diễn ra thường xuyên theo tháng/quý.
  • Khen thưởng: Khen thưởng thành tích, động viên cống hiến là điều tất yếu để nhân viên có động lực làm việc.
  • Giữ chân nhân tài: Bằng cách tạo mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Văn hóa doanh nghiệp: Cởi mở, năng động, sáng tạo, gắn kết, đoàn kết… mỗi doanh nghiệp sẽ có 1 văn hoá riêng và điều quan trọng là nhân viên phải thích chúng.

7. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một bước quan trọng trong Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm vì nó giúp bạn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro.

Ví dụ SWOT của 1 doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên:

  • Điểm mạnh: Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sản phẩm chất lượng cao và thương hiệu uy tín.
  • Điểm yếu: Doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế và kênh phân phối chưa rộng lắm.
  • Cơ hội: Thị trường mỹ phẩm đang phát triển mạnh, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên ngày càng phổ biến.
  • Thách thức: Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác trên thị trường, giá nguyên liệu đầu vào biến động và rủi ro về chất lượng sản phẩm.

8. Xây dựng chiến lược marketing online

Xây dựng chiến lược marketing online

Bạn không thể bán được hàng nếu không làm marketing – quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Trong kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, việc tiếp cận khách hàng mục tiêu qua nhiều kênh quảng cáo là rất quan trọng để thu hút sự chú ý của họ đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong chiến lược Marketing, doanh nghiệp mỹ phẩm của bạn cần xác định các yếu tố quan trọng sau:

  • Nơi mà khách hàng mục tiêu thường xuất hiện là ở đâu? (group, website, Tiktok…)
  • Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là gì? (thu hút traffics website, các cuộc chat, gọi…)
  • Quảng cáo trên những kênh/mạng xã hội nào?
  • Content plan sẽ được thiết kế ra sao? (loại nội dung, thời gian…)

Ngoài ra, việc cân nhắc ngân sách Marketing và nguồn vốn nhập hàng là rất quan trọng, cũng như đánh giá tỷ suất lợi nhuận.

Về marketing thì đây là chủ đề rất rộng, không thể nói hết trong bài viết này được, vì vậy ATP Holdings sẽ có 1 bài viết về kế hoạch marketing toàn diện cho doanh nghiệp mỹ phẩm, bạn có thể search trong blog của chúng tôi nhé.

9. Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Cuối cùng, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động marketing và kinh doanh giúp bạn nhận ra những sai lầm, những thứ đang hiệu quả, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm bớt rủi ro. Dưới đây là những chỉ số bạn cần follow:

  • Theo dõi các chỉ số kinh doanh: Theo dõi các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận và tỷ lệ chuyển đổi để đánh giá hiệu quả của chiến lược.
  • Đánh giá hiệu quả từ chiến lược marketing: Phân tích hiệu quả của các chiến lược marketing và điều chỉnh khi cần thiết để tối ưu hóa kết quả.
  • Đánh giá hiệu quả của từng nhân sự: Đội ngũ nhân sự cần phải được follow liên tục, ai làm tốt thì tiếp tục khen thưởng & phát huy, ai làm chưa tốt thì truyền lửa & kỹ năng cho họ, không thể để họ “bơi” được, điều đó sẽ khiến business của bạn gặp nhiều vấn đề tiềm ẩn.
  • Cập nhật xu hướng thị trường: Thị trường mỹ phẩm biến động liên tục, vì vậy bạn cần theo dõi xu hướng thị trường và điều chỉnh sản phẩm / dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

10. Ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh mỹ phẩm

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp mỹ phẩm. Dưới đây là một số cách ứng dụng cụ thể của công nghệ trong lĩnh vực này theo kinh nghiệm của ATP Holdings:

  • Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) để phân tích dữ liệu về nhu cầu thị trường, sở thích khách hàng, xu hướng sản phẩm,… từ đó phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng để theo dõi nguyên liệu, thành phẩm và hàng hóa tồn kho.
  • Sử dụng các phần mềm đăng bài Facebook/fanpage để tự động tiếp cận nhiều khách hàng tiềm trong cộng đồng, hội nhóm, hỗ trợ làm branding hiệu quả hơn.
  • Ứng dụng chatbot và AI để tư vấn khách hàng online và giải đáp thắc mắc của họ một cách nhanh nhất.
  • Sử dụng phần mềm CRM để quản lý thông tin khách hàng, theo dõi lịch sử mua hàng và tương tác với khách hàng.

Tổng kết

Vừa rồi là 10 bước để lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm toàn diện nhất mà ATP Holdings gợi ý cho bạn. Đây là những kinh nghiệm thực tế admin đã trải qua và chia sẻ đến bạn miễn phí, tuy nhiên nó không phù hợp hoàn toàn với tất cả những doanh nghiệp mỹ phẩm, vì vậy hãy tham khưảo và chắt loc những thông tin cần thiết thôi bạn nhé.

Ngoài ra, nếu bạn muốn việc kinh doanh mỹ phẩm trở nên hiệu quả hơn mà không biết bắt đầu từ đâu, hãy chat với đội ngũ chúng tôi để gặp chuyên gia tư vấn (free) hoặc tham khảo những giải pháp kinh doanh trong hệ sinh thái ATP Holdings. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ này.

Nội dung được biên soạn bởi Lê Thừa Phú

Chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích!

Tự động hoá quy trình bán hàng & marketing của bạn ngay hôm nay.

5 1 bỏ phiếu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Được vote nhiều
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17