Cùng atpholdings.vn tìm hiểu những kinh nghiệm kinh doanh rau sạch và cách quản lý cửa hàng rau trong bài viết này nhé
Kinh nghiệm kinh doanh rau sạch – Khảo sát thị trường
Bước đầu tiên bạn cần phải làm là khảo sát thị trường khu vực mình định thuê cửa hàng xem thị trường ở đó có tiềm năng không
Bạn cần khảo sát những vấn đề sau:
- Thói quen mua thực phẩm của người dân
- Thu nhập, mức sống
- Ở khu vực đó có cửa hàng thực phẩm sạch nào chưa? Họ làm có tốt không? Cách thức hoạt động ra sao? Nếu chưa tốt hãy tìm ra nguyên nhân.
- Bạn có thể làm phiếu khảo sát về nhu cầu thực phẩm của người dân khu vực đó. Họ thường mua những thực phẩm gì, rau gì, mức chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày là bao nhiêu. Việc này giúp bạn nhập được những nguồn hàng chất lượng và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phiếu khảo sát cũng giúp bạn điều chỉnh mức giá cho hợp lý với mức chi tiêu của người dân.
Tìm nguồn hàng đảm bảo chất lượng để bán
Rau quê là nguồn hàng rất dễ tìm kiếm, bạn có thể đến vườn rau tại các vùng quê để nhập với số lượng lớn. Cách này không những đảm bảo về chất lượng mà nguồn rau cũng phong phú, giá thu hoạch tại vườn cũng rẻ hơn.
Tuy nhiên, để chắc chắn nguồn rau có chất lượng nhất giữa bạn và người nông dân phải có những cam kết ngay từ đầu. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên trực tiếp xuống thăm vườn để tiện theo dõi và kiểm định sản phẩm.
Ngoài cách thu mua từ vườn của người khác, bạn cũng có thể tự xây dựng hệ thống sản xuất để cung cấp cho hoạt động kinh doanh rau sạch của mình. Điều này sẽ đảm bảo được 100% nguồn rau sạch do bạn tự trồng. Với cách trên bạn cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn hơn cũng như phải dành nhiều thời gian để chăm sóc.
Về cách bảo quản và bày bán sản phẩm
Tất cả sản phẩm rau bạn nên đóng gói bằng túi nilon đóng kín. Trên bao bì bạn cung cấp những thông tin sau cho người tiêu dùng
- + Quy trình sản xuất rau.
- + Nơi sản xuất sản phẩm.
- + Cửa hàng bán.
- +Khối lượng rau
Kinh nghiệm kinh doanh rau sạch – Về cách bày bán rau
- Bày bán rau trên hệ thống giá đựng ba tầng được phân loại rõ ràng để người tiêu dùng dễ tìm, dễ lựa chọn.
- Hệ thống các dàn đựng rau có thể được xếp theo hình chữ U, nhìn từ ngoài vào, ở giữa bày bán các loại rau củ, rau thơm, rau sống…
Kinh nghiệm kinh doanh rau sạch – Kế hoạch tiếp thị rau sạch
Để việc kinh doanh rau sạch bạn thành công bạn cần có những chiến dịch markting phù hợp, tác động trực tiếp đến tâm lý của khách hàng, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu. Để làm được điều này bạn cần thực hiện những việc sau:
– Tạo logo và slogan cuốn hút để dựng thương hiệu riêng.
– Có những chương trình khuyến mại, tặng thẻ giảm giá, mã giảm giá…
– Phát tờ rơi giới thiệu sản phẩm kèm những sản phẩm được giảm giá để thu hút khách hàng.
– Quảng cáo trên các trang mạng xã hội đang được quan tâm hiện nay như: Facebook, Zalo,…
– Kêu gọi người thân quen mua sản phẩm, nhờ họ giới thiệu cửa hàng đến nhiều người hơn và đừng quên tiếp thị cho cửa hàng.
Lưu ý
Trong quá trình kinh doanh rau sạch bạn cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Cố gắng cho khách hàng thấy và cảm nhận mọi thứ đều sạch, phục vụ nhiệt tình nhất.
- Có bảng giá rau, củ quả cập nhật thường xuyên theo ngày.
- Đào tạo nhân viên nắm được các thông tin liên quan đến sản phẩm như: Tính chất của rau, cách bảo quản, hạn sử dụng của rau và cách chế biến.
- Thu hút khách bằng các chương trình khuyến mại, lưu ý đến việc hàng tồn kho vào cuối ngày.
- Luôn đảm bảo các quy định về đóng gói, nhãn mác cho sản phẩm.
Xem thêm: Bật mí 10 ý tưởng kinh doanh mới lạ giúp bạn tăng thu nhập
Những rủi ro khi kinh doanh rau sạch
– Đối thủ cạnh tranh: đây là điều không thể tránh khỏi khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Chính vì vậy để khắc phục khó khăn này, cửa hàng tập trung vào chất lượng phục vụ khách hàng, cũng như chất lượng sản phẩm để tạo sự tin tưởng đến khách hàng.
– Tình trạng rau thiếu, rau thừa cuối ngày, rau héo, úa bởi thời tiết. Để khắc phục điều này bạn nên nhập rau vào hai lần trong ngày là sáng sớm và đầu giờ chiều để giảm tình trạng trên.
Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng rau sạch và ý tưởng kinh doanh rau sạch mà chúng tôi muốn được chia sẻ cho bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: sapo.vn, hocvien.haravan.com, blog.abit.vn,…)