Bạn muốn kinh doanh tạp hóa nhỏ ở địa phương, khu phố mình đang sinh sống nhưng chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa?
Chọn mặt bằng khi mở cửa hàng tạp hoá
Trước tiên nên tiến hành khảo sát về mật độ dân cư, đối tượng dân cư, thu nhập, sở thích… để xác định mặt hàng kinh doanh. Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, chắc chắn khách hàng chính sẽ là dân cư sinh sống trong khu vực, công nhân,..để lựa chọn mặt hàng thích hợp.
Xem thêm: Điểm danh 10 mặt hàng kinh doanh hot nhất hiện nay
Xác định ngân sách cho kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa
Về chi phí mở cửa hàng phụ thuộc lớn vào mặt bằng kinh doanh, các dịch vụ và mặt hàng cung cấp. Số vốn để mở cửa hàng tạp hóa giá rẻ có thể dao động từ 30 triệu – 100 triệu. Do đó hãy nghiên cứu và xem xét chi phí kinh doanh dựa trên các yếu tố: thuê mặt bằng, nhập hàng, nhân viên, trang thiết bị.
Về kinh nghiệm xác định ngân sách, bạn cần đảm bảo kinh phí cần thiết. Rất có thể, bạn sẽ không đủ tiền để trang trải hoặc mua sắm đầy đủ các thiết bị. Hoặc bạn có thể đầu tư dần, hoặc có thể vay nhưng cần có một số vốn lưu động đề phòng rủi ro xảy ra.
Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hoá
Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.
Hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng trong cửa hàng tạp hóa, điều này vừa giúp bảo quản tốt các sản phẩm vừa tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, khách tới mua sắm sẽ thoải mái hơn.
Kinh nghiệm để mở cửa hàng tạp hóa – Tìm nguồn hàng giá rẻ
Trước khi mở cửa hàng nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt thì nhập, hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn phụ trách ngành hàng siêu thị mini, cửa hàng tự chọn… Đồng thời, cửa hàng có thể liên hệ các nhà sản xuất để được cung cấp giá sỉ và nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể.
Chọn nguồn cung cấp hàng hoá
Kinh doanh cửa hàng tạp hoá vốn là hình thức theo kiểu năng nhặt chặt bị. Do đó việc tìm được nguồn hàng chất lượng với giá hợp lý là một bước vô cùng quan trọng.
Ngày nay, hầu hết các cửa hàng tạp hoá đều chọn nhập hàng từ một hoặc nhiều nguồn sau:
Lấy hàng ở chợ đầu mối chuyên cung cấp hàng tạp hoá
Tại đây, chủ cửa hàng có thể lựa chọn nhiều loại hàng hoá với chất lượng, mẫu mã khác nhau. Cách này khá thuận tiện cho việc mua hàng với giá thành rẻ bởi giá cả được cạnh tranh.
Tuy nhiên, bạn phải tình táo và tinh mắt cũng như tích luỹ các kiến thức cơ bản để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Lấy hàng từ siêu thị bán buôn
Hiện nay có nhiều siêu thị bán buôn uy tín như Mega, Big C,… với nguồn hàng khổng lồ, cung cấp đủ nhu cầu của bạn mỗi ngày.
Làm đại lý phân phối cho các hãng lớn
Hầu hết khi trở thành đại lý phân phối của nhãn hàng nào bạn cũng sẽ được công ty giao hàng tận nhà rất thuận tiện.
Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng có thể chủ động liên hệ với đại lý cấp 1 của hãng tại khu vực cửa hàng tạp hoá của mình để trao đổi, thoả thuận về giá và việc phân phối sản phẩm.
Kinh nghiệm để mở cửa hàng tạp hóa – Nhập hàng từ nước ngoài
Tuỳ theo loại hàng và điều kiện mà chủ cửa hàng có thể trực tiếp đi lấy hàng, lấy qua bên trung gian hoặc đặt hàng trực tiếp trên các trang đặt hàng trực tuyến của nước ngoài.
Một số nước có mặt hàng nước ngoài được ưa chuộng ở Việt Nam hiện nay như: Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc.
Khảo sát nhu cầu của dân cư khu vực
Chủ hàng cần tiến hành khảo sát khu vực dân cư là một trong những bước cần thiết để mở tiệm như: mật độ, đối tượng dân cư, thu nhập… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, nên xác định đối tượng dân cư tại nơi sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu,… để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng.
Đăng ký kinh doanh
Với một cửa hàng tạp hóa tiện lợi để kinh doanh được thì chủ cửa hàng cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện tại nơi định mở cửa hàng.
Với mô hình tạp hóa hiện đại có quy mô lớn một chút sẽ phải xin thêm một số giấy tờ như: giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,…
Kinh nghiệm để mở cửa hàng tạp hóa – Thuê và quản lý, đào tạo nhân viên
Khi cần mở rộng kinh doanh, việc thuê nhân viên là điều nên quan tâm. Nhưng trong thời gian đầu, rất khó tránh khỏi những tiêu cực trong quá trình làm việc của nhân viên. Khi ấy, những thiết bị như camera, phần mềm quản lý bán hàng,… sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhân viên và sản phẩm tại cửa hàng.
Hãy đòi hỏi (hoặc đào tạo) nhân viên báo cáo công việc kinh doanh, thu chi chi tiết từng ngày. Với mỗi thông tin, sẽ kèm theo hóa đơn để bạn dễ đối soát khi cần thiết.
Tạp hóa có giao hàng tận nơi không?
Thời đại 4.0, mọi người đều có thói quen mua hàng online, giao hàng tận nơi. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu bạn mở rộng kinh doanh theo hình thức giao hàng tận nơi. Vừa là lợi điểm bán hàng, vừa giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Trên đây là những thông tin về việc mở cửa hàng tạp hóa cần những gì. Có thể thấy rằng, xu hướng kinh doanh hàng tạp hóa ngày nay được áp dụng từ cả kinh doanh truyền thống lẫn hiện đại. Do đó hãy tận dụng những điều này để thúc đẩy việc kinh doanh của mình nhé.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: vinatechjsc.vn, sapo.vn, codon.vn ..)