Tìm kiếm
Close this search box.

Top 100 thuật ngữ trong lĩnh vực IT thông dụng nhất

thuật ngữ trong lĩnh vực IT
Đánh giá bài viết

Thuật ngữ trong lĩnh vực IT là nền tảng không thể thiếu cho bất kỳ ai đang học tập và làm việc trong lĩnh vực Công Nghệ Thông tin. Nắm vững những thuật ngữ cơ bản này không chỉ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn trong công việc mà còn giúp bạn khám phá kĩ hơn về thế giới công nghệ. Trong bài viết này, mình sẽ đồng hành cùng bạn, giải thích chi tiết các thuật ngữ trong lĩnh vực IT cơ bản, giúp bạn xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc. Hãy cùng mình bắt đầu khám phá nhé!

Thuật ngữ trong IT

thuật ngữ trong lĩnh vực IT
thuật ngữ trong lĩnh vực IT

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng học các thuật ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin cơ bản nhất mà bạn cần phải biết khi đi học hoặc đi làm.

1. Network (Mạng máy tính)

Mạng máy tính là một loại mạng viễn thông cho phép các thiết bị máy tính trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên với nhau qua các kết nối giữa các nút mạng chia sẻ tài nguyên được gọi là mạng máy tính.

2. Algorithm (Thuật toán)

Thuật toán là một loại giải thuật, một tập hợp hữu hạn các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các hành động. Để máy tính có thể xử lý các lớp vấn đề, tính toán phức tạp.

3. Binary code (Mã nhị phân)

Mã nhị phân là đại diện cho văn bản hoặc hướng dẫn của bộ xử lý máy tính

4. Browser (Trình duyệt)

Trình duyệt là một ứng dụng phần mềm giúp người dùng truy cập World Wide Web, mỗi trang web được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác như: HTML, JS, CSS,…

5. Bug (Lỗi)

Lỗi trong các hệ thống phần mềm, data hoặc ứng dụng sẽ được gọi là Bug.

6. Cache (Bộ nhớ đệm)

Bộ nhớ đệm có tác dụng lưu trữ các thông tin của máy tính như các cài đặt , cá nhân hóa của người dùng, giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.

7. Cursor (Con trỏ)

Con trỏ có vai trò rất lớn trong lập trình, con trỏ giúp lập trình viên xác định được giá trị con trỏ và điều hướng con trỏ để phần mềm hoạt động tối ưu.

8. Captcha (Mã kiểm thử)

Mã kiểm thử chắc hẳn đã rất quen thuộc bởi trên nền tảng internet, mã kiểm thử được sử dụng rất phổ biến, giúp xác minh người dùng có phải con người hay không

9. Case Sensitive (Nhận biết chữ hoa chữ thường)

Case Sensitive có tác dụng phân biệt và nhận biết chữ in hoa và chữ in thường trong máy tính.

10. Client (Máy trạm)

Máy trạm là một bộ máy lớn có khả năng lưu trữ dữ liệu, thông tin và người dùng có thể trích xuất thông tin từ các máy trạm này.

11. Cookie (Tập tin lưu trữ)

Tập tin lưu trữ là các thông tin của một trang web bạn truy cập được gửi đến máy tính và được lưu lại trên trình duyệt.

12. Cyberspace (Không gian mạng)

thuật ngữ chuyên ngành IT
thuật ngữ chuyên ngành IT

Không gian mạng là nơi chúng ta có thể tương tác và là môi trường giúp các trang web hoạt động và phát triển

13. Database (Cơ sở dữ liệu)

Đây là nơi lưu trữ các thông tin, dữ liệu của một công ty và doanh nghiệp.

14. Data Center (Trung tâm dữ liệu)

Trung tâm dữ liệu là các tòa nhà lớn, có các máy trạm với khả năng lưu trữ thông tin vượt trội.

15. Desktop (Giao diện máy tính)

Desktop là phần giao diện hiển thị các thông tin nổi bật và thường xuất hiện đầu tiên khi bạn khởi động máy tính.

16. Disaster Recovery (Khôi phục dữ liệu)

Đây là một chức năng của máy tính giúp khôi phục dữ liệu máy tính và đưa về trạng thái ban đầu khi máy tính chưa gặp lỗi hoặc mắc phải mã độc.

17. Domain Name System (Hệ thống phân giải tên miền)

Đây là hệ thống lưu trữ tên miền của các trang web và khi bạn nhập tên miền của trang web vào trình duyệt, hệ thống sẽ trả lại dữ liệu của tên miền, IP đó.

18. Publish (Xuất bản)

Chỉ hành động đưa một sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm, ứng dụng, website, hoặc nội dung trực tuyến đến tay người dùng cuối hoặc công chúng.

19. Encryption (Mã hóa)

Là cách chuyển đổi thông tin bình thường thành dạng không thể nhận biết và chỉ có thể được giải mã để thu thập.

20. End User (Người dùng cuối)

Đây là những người dùng sẽ được sử dụng phần mềm, ứng dụng hoặc trang web hoàn hảo nhất và là bản hoàn thiện nhất.

21. Ethernet Cable (Dây kết nối mạng)

Dây kết nối mạng là một loại dụng cụ kết nối giữa máy tính và mạng internet hoặc các thiết bị kết nối như switch, hub, router.

22. Folder (Thư mục)

Thư mục là công cụ phần mềm lưu trữ một hoặc nhiều các tập tin (File)

23. Firewall (Tường lửa)

Là công cụ của máy tính giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mã độc, những người dùng lạ truy cập vào máy tính cá nhân của bạn

24. File (Tập tin)

Tập tin là nơi lưu trữ các source code, dữ liệu cần thiết.

25. Gateway (Cổng chuyển đổi)

Cổng chuyển đổi là bộ giao thức giúp ghép nối hai giao thức khác nhau thành một.

26. Hardware (Phần cứng)

Phần cứng là các linh kiện điện tử, những thiết bị được dùng để cấu tạo thành một thiết bị công nghệ.

27. Hard Disk (Ổ đĩa cứng)

Ổ đĩa cứng hay còn gọi là HDD, được xem là nơi lưu trữ các dữ liệu của máy tính. Nhưng là công nghệ cũ hơn SSD nên tốc độ truy xuất dữ liệu lâu.

28. IP Address (Địa chỉ IP)

Địa chỉ IP là một giao thức giúp các thiết bị điện tử xác định và giao tiếp với nhau.

29. Interface (Giao diện)

Interface thường được sử dụng để chỉ các giao diện lập trình.

30. IT Infrastructure (Kiến trúc công nghệ)

Kiến trúc công nghệ là cấu trúc hay mã nguồn của một ứng dụng, phần mềm.

31. Incident Management (Quản lý sự cố)

Đây là một quá trình xử lý, phân tích và giải quyết giúp ngăn chặn các vấn đề nguy hại đến thiết bị của bạn không lặp lại.

32. Information Security (Bảo mật thông tin)

Bảo mật thông tin là những công ty liên quan tới kiểm tra và phòng tránh mã độc đến từ các nguồn độc hại.

33. JavaScript (Ngôn ngữ lập trình JavaScript)

Ngôn ngữ lập trình JavaScript ra đời tại Mỹ với nhiều đặc điểm tối ưu hơn so với các ngôn ngữ khác và được sử dụng nhiều trong lập trình Front-end và Back-end

34. LINUX (Hệ điều hành LINUX)

LINUX là một hệ điều hành máy tính giống như Windows, nhưng với đặc điểm là rất nhẹ nên thường được sử dụng làm hệ điều hành cho các máy con trong hệ thống.

35. Machine Learning (Máy học)

thuật ngữ trong lĩnh vực IT
thuật ngữ trong lĩnh vực IT

Học máy là một mảng khác của trí tuệ nhân tạo khi máy móc sẽ được dạy để thực hiện các công việc lao động của con người.

36. Operating System (Hệ điều hành)

Hệ điều hành là phần mềm có tác dụng quản lý phần cứng của chiếc máy tính đó.

37. Python (Ngôn ngữ lập trình Python)

Python là ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất hiện nay bởi độ tiện dụng của nó. Ngôn ngữ này đề cao tính thẩm mỹ và sự tối ưu trong mỗi dòng lệnh.

38. Troubleshooting (Xử lý sự cố)

Xử lý sự cố là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng nhiều trong hệ điều hành Windows.

39. Server (Máy chủ)

Máy chủ cũng giống như máy trạm nhưng khác ở chỗ là server sẽ phân tán thông tin, dữ liệu đến các máy.

40. Source Codem (Mã nguồn)

Mã nguồn là một chuỗi các dòng lệnh giúp vận hành một chương trình.

41. Software (Phần mềm)

Phần mềm là tập hợp các dữ liệu và câu lệnh giúp hướng dẫn máy tính thực hiện các hành động cụ thể.

42. Virtual Machine (Máy ảo)

Trong mỗi thiết bị máy tính đều có thể tạo dựng một máy ảo dựa trên cấu hình của thiết bị gốc và các máy ảo này có thể chia sẻ hoặc thực hiện đa tác vụ.

43. Windows (Hệ điều hành Windows)

Hệ điều hành Windows là phần mềm quản lý được lập trình và phát hành bởi công ty Microsoft.

44. Network Hub (Thiết bị kết nối mạng)

Một Network Hub sẽ có tác dụng kết nối nhiều thiết bị và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy với nhau.

45. Back-end Developer (Lập trình viên hệ thống)

Lập trình viên hệ thống là các lập trình viên phụ trách xây dựng và quản lý hệ thống data, lưu trữ của một ứng dụng hoặc một website.

46. Cloud Engineering (Kỹ sư điện toán đám mây)

Các kỹ sư điện toán đám mây có vai trò quản lý hệ thống điện toán và phát triển các hệ thống này.

47. Devops Engineering (Kỹ sư lập trình và vận hành)

Kỹ sư lập trình và vận hành có 2 vai trò chính là phát triển phần mềm và góp phần vận hành một ứng dụng, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý lỗi và giảm thiểu chậm trễ.

48. Front-end Developer (Lập trình viên giao diện)

Là những người phụ trách thiết kế giao diện của một trang web, ứng dụng những phần mà người dùng được trải nghiệm và nhìn thấy.

48. HelpDesk (Chuyên viên hỗ trợ)

IT Helpdesk là các chuyên viên hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến công nghệ

49. Technical Consultant (Tư vấn kỹ thuật)

Tư vấn kỹ thuật là các nhân viên làm tại phòng ban hỗ trợ người dùng xử lý các lỗi kỹ thuật của thiết bị điện tử.

50. Tester (Người kiểm tra thử)

Mỗi chương trình khi được code xong sẽ có được người kiểm thử kiểm tra xem có gặp lỗi hoặc vấn đề không để khắc phục.

51. Data Specialist (Chuyên viên phân tích dữ liệu)

Đây là vị trí chuyên xử lý, kiểm tra và mã hóa dữ liệu nhằm giúp công ty khám phá và kết luận những thông tin hữu ích và có lợi.

52. Cyber Security (Bảo mật hệ thống)

An toàn thông tin là một chủ đề chưa bao giờ hết hot, vị trí bảo mật hệ thống, giúp cho hệ thống các công ty phòng tránh dính các mã độc từ bên ngoài.

53. LAN (Local Area Network)

Mạng cục bộ, là một hệ thống mạng được tạo ra bởi nhiều thiết bị kết nối với nhau trong một phạm vi nhỏ.

54. IDS (Intrusion Detection System)

Hệ thống phát hiện xâm nhập, là một thiết bị, phần mềm có tác dụng giám sát và phát hiện các xâm nhập trái phép từ máy chủ khác.

55.API (Application Programming Interface)

Giao diện lập trình, là bộ dụng cụ code được viết sẵn của nhà sản xuất API, giúp việc viết code được nhất quán

56. IRM (Information Resources Manager)

Quản lý nguồn lực, là quá trình phân tích, lập kế hoạch giúp tối ưu hóa nguồn lực của công ty, doanh nghiệp

57. VPN (Virtual Private Network)

Mạng riêng ảo, là loại mạng riêng chuyên dụng của các doanh nghiệp, công ty nhằm kết nối các thiết bị với nhau.

58. IDE (Integrated Development Environment)

Môi trường phát triển tích hợp, là một nền tảng lập trình đính kèm công cụ hữu ích cho việc phát triển phần mềm.

59. OOP (Object Oriented Programming)

Lập trình hướng đối tượng, là một mẫu hình lập trình dựa trên các “đối tượng” mang dữ liệu.

60. Business Intelligence (Kinh doanh thông minh)

 thuật ngữ trong lĩnh vực IT
thuật ngữ trong lĩnh vực IT

BI hay kinh doanh thông minh là các kỹ thuật và công cụ giúp cho doanh nghiệp chuyển đổi các thông tin thô thành các thông tin ý nghĩa và hữu ích.

61. Cloud Computing (Điện toán đám mây)

Điện toán đám mây hay còn được gọi là máy chủ ảo, là công nghệ phát triển từ nền tảng mạng Internet

62. Digital Asset (Tài sản số)

Tài sản số là bất cứ thứ gì có giá trị và chỉ có trên nền tảng số như tiền ảo, NFT,.. thì được gọi là các tài sản số.

63. Packet Internet Groper (PING)

Công cụ tìm kiếm kết nối Internet PING là công cụ để mạng kết nối kiểm tra xem có thể kết nối với một máy chủ cụ nào đó hay không.

63. Open Source (Mã nguồn mở)

Mã nguồn mở là phần mềm có bộ mã nguồn cho phép bất cứ ai cũng có thể tải về sử dụng, sửa đổi hoặc thêm bớt một số tính năng, cập nhật khác. Thông thường, các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực công nghệ sẽ phát hành miễn phí mã nguồn mở cho người dùng với mục đích riêng biệt.

65. Spyware (Phần mềm gián điệp)

Là các phần mềm độc hại thâm nhập vào máy tính cá nhân hoặc các máy chủ một cách trái phép nhằm đánh cắp thông tin.

66. Computer analyst (Nhà phân tích máy tính)

Công việc của họ là nghiên cứu về hệ thống máy tính và những thay đổi có thể thực hiện được nhằm tạo ra các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật và tính toán chi phí cũng như các rủi ro để các giải pháp này được phát triển thành công.

67. Computer Programmer (Lập trình viên)

Lập trình viên là người sử dụng các ý tưởng và thiết kế của các nhà phát triển phần mềm để viết mã mà các máy tính có thể thực hiện. Các lập trình viên viết một loạt câu lệnh, các hướng dẫn để máy tính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

68. Database Administrator (Quản trị cơ sở dữ liệu)

Quản trị cơ sở dữ liệu là ngành phụ trách việc quản trị các cơ sở dữ liệu hoặc/và vận hành các hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu để đảm bảo hệ thống luôn chạy ổn định, mang đến cho người dùng trải nghiệm truy cập tốt nhất.

69. Network administrator (Quản trị mạng)

Những người làm công việc quản trị mạng sẽ thực hiện thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống bảo mật để ngăn chặn tối đa sự tấn công từ bên ngoài như virus, hacker thông tin.

70. Software developer (Lập trình viên phần mềm)

Lập trình viên phần mềm là những người thiết kế, và xây dựng các ứng dụng hay phần mềm cho các máy tính. Họ phụ trách viết mã nguồn (source code) của phần mềm.

71. Software Tester ( Nhà kiểm thử phần mềm)

Công việc chính của tester là kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại, đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.

72. Web developer (Lập trình viên Web)

Lập trình viên web là một lập trình viên máy tính chuyên về các việc được thực hiện trên website, như xuất bản website, và quản lý cơ sở dữ liệu trên website.

71. Algorithm (Thuật toán)

Thuật toán là tập hợp các thao tác được sắp xếp theo một trình tự nhất định để giải quyết một bài toán hoặc một vấn đề cụ thể trên máy tính.

72. Application (Ứng dụng)

Ứng dụng (app) là một chương trình máy tính hoặc điện thoại được lập trình và thiết kế để thực hiện hoặc cung cấp một chức năng cụ thể cho người dùng. Ví dụ, Spotify là một ứng dụng dùng để nghe nhạc.

73. Theme (Chủ đề)

Đề cập đến một tập hợp các yếu tố thiết kế và tùy chỉnh giao diện người dùng, bao gồm màu sắc, phông chữ, hình nền, biểu tượng và các thành phần đồ họa khác. Chủ đề giúp tạo ra một diện mạo và cảm giác nhất quán cho một ứng dụng, trang web hoặc hệ điều hành, đồng thời mang lại trải nghiệm người dùng hấp dẫn và cá nhân hóa.

74. Split (Chia tách)

Chỉ hành động phân tách một đối tượng dữ liệu lớn thành nhiều phần nhỏ hơn, dựa trên một tiêu chí hoặc quy tắc cụ thể.

75. Merge (kết hợp,hợp nhất)

Chỉ hành động kết hợp hai hoặc nhiều tập dữ liệu, tệp tin, hoặc nhánh mã nguồn lại với nhau thành một thể thống nhất.

76. Authenticate (Xác thực)

Là quá trình kiểm tra và xác minh danh tính của một người dùng, thiết bị hoặc hệ thống trước khi cho phép họ truy cập vào một tài nguyên, dịch vụ hoặc thông tin cụ thể. Quá trình này thường yêu cầu người dùng cung cấp một số thông tin nhận dạng, chẳng hạn như tên người dùng và mật khẩu, hoặc sử dụng các phương pháp xác thực khác như sinh trắc học (vân tay, nhận dạng khuôn mặt), mã thông báo hoặc chứng chỉ số.

77. Protocol (Giao thức)

Giao thức giống như một ngôn ngữ chung mà các thiết bị sử dụng để hiểu nhau. Các giao thức này đảm bảo rằng dữ liệu được gửi và nhận một cách chính xác, ngay cả khi các thiết bị sử dụng phần cứng và phần mềm khác nhau.

78. Debug (Sửa lỗi)

Debug là quá trình tìm lỗi sai hay nguyên nhân gây ra lỗi làm ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình/phần mềm, qua đó tìm cách sửa lỗi phù hợp (fix bug).

79. Character limit (giới hạn ký tự)

Chỉ số lượng ký tự tối đa được phép nhập vào một trường văn bản, ô dữ liệu hoặc một vùng nhập liệu cụ thể. Giới hạn này có thể được áp dụng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu, tối ưu hóa không gian lưu trữ hoặc hiển thị, hoặc ngăn ngừa các lỗi nhập liệu không mong muốn.

80. Limit (Giới hạn)

Đề cập đến một giá trị hoặc một ràng buộc tối đa hoặc tối thiểu mà một hệ thống, một thành phần phần cứng, hoặc một phần mềm có thể xử lý, lưu trữ hoặc thực hiện.

81. Deploy (Triển khai)

Đề cập đến quá trình đưa một hệ thống, ứng dụng hoặc phần mềm vào môi trường sản xuất hoặc sử dụng thực tế, sau khi đã hoàn thành giai đoạn phát triển và kiểm thử.

82. Modify (Sửa đổi)

Chỉ hành động thay đổi hoặc điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ nội dung, cấu trúc, hoặc chức năng của một đối tượng nào đó.

83. Hardware (Phần cứng)

Hardware hay Phần cứng là các bộ phận vật lý của một máy tính mà bạn có thể nhìn thấy và sờ được như ổ cứng, vi mạch máy tính, RAM, card màn hình, quạt, màn hình, bàn phím, chuột, dây cáp, v.v.

84. Hard Drive (Ổ cứng)

Ổ đĩa cứng là một phần cứng của máy tính hoặc của một thiết bị điện tử dùng để lưu trữ dữ liệu.

85. HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)

HTML là một ngôn ngữ được dùng để xây dựng cấu trúc và các thành phần của một website, ví dụ như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.

86. Interface (Giao diện)

thuật ngữ trong lĩnh vực IT
thuật ngữ trong lĩnh vực IT

Trong điện toán, interface là một biên giới chia sẻ giữa hai thành phần tách biệt của một hệ thống máy tính trao đổi thông tin. Việc trao đổi có thể là giữa phần cứng và phần mềm, hay các thiết bị ngoại vi, giữa người dùng với phần mềm hoặc kết hợp của những thứ đó với nhau. Một số thiết bị phần cứng máy tính có thể gửi và nhận dữ liệu thông qua giao diện như màn hình cảm ứng, trong khi một số khác chỉ cung cấp giao diện để gửi dữ liệu tới một hệ thống nhất định như chuột hay micro.

87. Network (Mạng máy tính)

Mạng máy tính là một loại mạng viễn thông cho phép các thiết bị máy tính trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên với nhau qua các kết nối giữa các nút mạng chia sẻ tài nguyên được gọi là mạng máy tính.

88. Exceed (vượt quá)

Chỉ một giá trị hoặc một kết quả nào đó lớn hơn giới hạn cho phép hoặc mong đợi.

89. Visible (Hiển thị, có thể nhìn thấy được)

Chỉ các thành phần, thông tin hoặc đối tượng được hiển thị rõ ràng trên màn hình hoặc giao diện người dùng, cho phép người dùng tương tác hoặc quan sát trực tiếp.

90. Invisible (Không hiển thị được,không nhìn thấy được)

Chỉ các thành phần hoặc thông tin không được hiển thị trực tiếp trên màn hình hoặc giao diện người dùng. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống hoặc ứng dụng.

91. Import (Nhập)

Chỉ việc đưa dữ liệu hoặc thông tin từ một nguồn bên ngoài vào một ứng dụng hoặc hệ thống. Điều này cho phép bạn sử dụng dữ liệu đó trong ứng dụng hoặc hệ thống hiện tại của mình.

92. Export (Xuất)

Chỉ việc sao chép hoặc chuyển dữ liệu từ một ứng dụng hoặc hệ thống sang một định dạng khác hoặc một vị trí lưu trữ khác. Điều này cho phép bạn chia sẻ, lưu trữ hoặc sử dụng dữ liệu đó trong một môi trường khác.

93. Convert (Chuyển đổi)

Là biến đổi dữ liệu hoặc thông tin từ một định dạng này sang một định dạng khác.

94. Instruction (Hướng dẫn)

Chỉ một tập hợp các bước hoặc chỉ thị chi tiết, được trình bày một cách tuần tự, nhằm giúp người dùng thực hiện một tác vụ cụ thể trên máy tính hoặc một thiết bị điện tử khác.

95. Memory (Bộ nhớ)

Là một thành phần quan trọng của máy tính, có chức năng lưu trữ dữ liệu và các chương trình để CPU có thể truy cập và xử lý nhanh chóng. Có nhiều loại bộ nhớ khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và chức năng riêng:

96. Kỹ thuật số (Digital)

Chỉ đến việc biểu diễn thông tin dưới dạng các con số rời rạc, thường là các chuỗi bit (0 và 1). Điều này trái ngược với các phương pháp tương tự (analog) sử dụng các tín hiệu liên tục để biểu diễn thông tin.

97. Nhị phân (Binary)

Đề cập đến hệ thống số chỉ sử dụng hai chữ số là 0 và 1 để biểu diễn thông tin. Đây là nền tảng cơ bản của mọi hoạt động xử lý và lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Mọi thứ từ văn bản, hình ảnh, âm thanh đến video đều được chuyển đổi thành các chuỗi 0 và 1 để máy tính có thể hiểu và xử lý.

98. Hardware (Phần cứng)

Hardware hay Phần cứng là các bộ phận vật lý của một máy tính mà bạn có thể nhìn thấy và sờ được như ổ cứng, vi mạch máy tính, RAM, card màn hình, quạt, màn hình, bàn phím, chuột, dây cáp, v.v.

99. Thiết bị (Equipment)

Các phần cứng máy tính và các thành phần ngoại vi có khả năng tương tác với hệ thống, ví dụ như máy in, màn hình, chuột, bàn phím, ổ cứng ngoài, v.v.

100. Đính kèm (Attach)

Chỉ việc thêm một hoặc nhiều tệp tin vào một email, tin nhắn hoặc tài liệu khác. Các tệp đính kèm có thể là tài liệu văn bản, bảng tính, hình ảnh, video hoặc bất kỳ loại tệp nào khác mà bạn muốn chia sẻ cùng với nội dung chính.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua một số thuật ngữ trong lĩnh vực IT. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới công nghệ ngày nay. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi nhé!

Chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích!

Tự động hoá quy trình bán hàng & marketing của bạn ngay hôm nay.

Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17