Tìm kiếm
Close this search box.

Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SMEs đối với nền kinh tế

Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME
Đánh giá bài viết

Giai đoạn những năm gần đây, doanh nghiệp SME đang phát triển khá sôi động trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết doanh nghiệp SME là gì, khác với Start up ở điểm nào? SME đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam? Hãy cùng ATP Hodlings tìm hiểu ngay tại đây nhé.

>>> Liên hệ tư vấn giải pháp marketing đa kênh

Doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME (Small & Medium Enterprise) khi được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Người ta phân loại các doanh nghiệp SME dựa trên 3 yếu tố:

  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Tổng nguồn vốn
  • Số lượng lao động
Phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
Phân biệt doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp SMEs khác hoàn toàn với Start-up. Cách phân biệt 2 loại hình doanh nghiệp này mình sẽ giải thích ở phần bên dưới.

Vai trò của doanh nghiệp SME

  • Chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế: Các doanh nghiệp SMEs đóng góp từ 30-53% tổng GDP và sản xuất 19% – 31% trong tổng lượng hàng hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định nền kinh tế: Số lượng doanh nghiệp SME ở Việt Nam rất nhiều, điều đó giúp giải quyết được hơn 50% nhu cầu công ăn việc làm của người dân. Nguồn nhân lực và sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp SMEs cũng góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
  • Làm nền kinh tế trở nên năng động: Với đặc điểm là bộ máy tổ chức gọn nhé, vốn đầu tư nhỏ, các doanh nghiệp SME có thể linh động tham gia nhiều thị trường khác nhau, khai thác được thế mạnh của từng vùng
  • Là trụ cột của kinh tế địa phương: Các doanh nghiệp SMEs ở khu vực nông thôn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ ở địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế Việt Nam
Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME

Thuận lợi

  • Có khả năng vận hành linh hoạt trước những biến động của thị trường.
  • Linh động trong quản lý kinh doanh, thay đổi nhân sự nhờ cơ cấu bộ máy gọn nhẹ.
  • Chi phí vận hành, đầu tư không quá cao như các doanh nghiệp lớn, nhanh chóng thu hồi vốn.

Khó khăn

  • Các doanh nghiệp SME thường thiếu vốn để phát triển kinh doanh, dẫn đến không thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh trì trệ, không có sự đột phá.
  • Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tại các doanh nghiệp SME thường không chất lượng và hiện đại bằng các doanh nghiệp lớn.
  • Luôn phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn.
  • Thường các doanh nghiệp SME thiếu các nhà quản trị giỏi, dẫn đến việc có nguy cơ phá sản cao vì không quản lý được nguồn lực và không có chiến lược phù hợp.

Phân biệt doanh nghiệp SME và Start up

Mục tiêu kinh doanh

  • Doanh nghiệp SME thường là mô hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình có sẵn với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.
  • Start-up: dùng để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một công ty có quy mô lớn với tầm nhìn rộng hơn.

Chủ sở hữu

  • Doanh nghiệp SME thường do các cá nhân, gia đình sở hữu và ít huy động vốn đầu tư bên ngoài.
  • Start-up thường sẽ sẵn sàng chia sẻ cổ phần, kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp (thường thấy trên chương trình Shark Tank).

Tính cạnh tranh

  • Doanh nghiệp SME cạnh tranh không nhiều, nên không nhất thiết phải độc đáo, đột phá để cạnh tranh vẫn có thể phát triển được.
  • Start-up luôn phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu lớn, vì vậy họ phải chọn sản phẩm độc đáo, có tính đột phá để phát triển trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư.

Tốc độ tăng trưởng

  • SME: Có thể có lợi nhuận trong những ngày đầu, tăng trưởng chậm, đều.
  • Start-up: Thường sẽ chịu lỗ trong giai đoạn đầu để thu hút khách hàng, sau đó có thể tăng trưởng nhanh & đột phá.

Vòng đời công ty

  • Doanh nghiệp SME: Tỉ lệ thất bại trong 3 năm đầu thấp (~32%), nhìn chung mô hình khá an toàn.
  • Start-up: Tỉ lệ thất bại trong 3 năm đầu rất cao (~91%), vì vậy phải có nhà quản trị và nguồn lực tốt mới có thể bền vững.

Kinh nghiệm thành công với các doanh nghiệp SME

Kinh nghiệm thành công với các doanh nghiệp SME

Tận dụng nguồn lợi từ nhà nước

Hiện nay, một số ngành nghề đặc thù như công nghệ, chế tạo máy móc, đồ dùng,… luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về cơ sở vật chất cũng như ưu đãi về thuế.

Đây là cơ hội để giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp SME, từ đó có nhiều vốn đầu tư phát triển hơn.

Tận dụng sự quan tâm của các ngân hàng

Các doanh nghiệp SME thường được các ngân hàng quan tâm, vì SME thường ít vốn nên rất cần dòng tiền lãi suất thấp từ ngân hàng. Suy cho cùng hợp tác 2 bên cùng có lợi.

Hợp tác với các doanh nghiệp khác

Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác và có chỗ đứng trong thị trường, doanh nghiệp SME nên hợp tác với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.

Luôn gắn kết chặt chẽ với khách hàng

Việc duy trì số lượng khách hàng là điều rất quan trong đối với các doanh nghiệp SME. Muốn phát triển bền vững, phải có tệp khách hàng lớn cũng như quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Từ đó, số khách hàng cũ quay lại cũng là một nguồn doanh thu ổn định.

Ứng dụng phần mềm công nghệ

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều đã chuyển đổi số, không riêng gì các SME.

Với doanh nghiệp SME thì phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp tối ưu mọi quy trình quản lý nhờ tích hợp nhiều tính năng vượt trội.

  • Giúp quản lý nguồn nguyên vật liệu, tồn kho.
  • Thông tin chính xác về xuất – nhập hàng hóa, hạn sử dụng…
  • Quản lý thông tin khách hàng CRM.
  • Quản lý công nợ, các chính sách liên quan đến các đối tác.
  • Thống kê, báo cáo tình hình kinh doanh theo thời gian thực.
  • Và còn rất nhiều tính năng khác…

> Xem thêm: Phần mềm chatbot & quản lý Fanpage toàn diện

Lời kết

Vừa rồi ATP Holdings đã chia sẻ cho bạn những thông tin về doanh nghiệp SME, và phân biệt loại hình này với Start-up. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn phần nào.

Nếu bạn đang có doanh nghiệp SME, cần các giải pháp để chuyển đổi số và marketing online đa kênh, hãy liên hệ ATP Holdings ngay để được hỗ trợ tận tình bạn nhé. Chúc các bạn thành công!

>>> Cách gửi ngay 50000 tin nhắn ZNS miễn phí cho Zalo OA

Chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích!

Tự động hoá quy trình bán hàng & marketing của bạn ngay hôm nay.

0 0 phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Được vote nhiều
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17