“Kinh doanh gạo có lời không? Bán gạo có lời không?” Có lẽ là điều các bạn quan tâm nhất phải không. Thật vậy bất kể kinh doanh ngành nghề gì bên cạnh mang lại giá trị cho cuộc sống thì lợi nhuận cũng rất quan trọng.
Mục lục
ToggleTại sao nên lựa chọn buôn bán gạo lẻ?
Gạo luôn là một trong những mặt hàng thiết yếu, loại lương thực không thể thiếu cho bữa cơm hàng ngày của mọi người. Mặt hàng này dễ bảo quản không nhanh bị hư hỏng như thực phẩm tươi sống, vốn ít, lời nhiều. Ngoài ra, kinh doanh gạo còn giúp người nông dân có đầu ra tiêu thụ ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các sản phẩm gao vô cùng phong phú, từ những loại gạo bình dân cho đến chất lượng cao để người tiêu dùng có thể lựa chọn. Ngoài các loại được sản xuất trong nước, các loại gạo nhập khẩu cũng được người dân ưa chuộng. Đặc biệt, với thị trường tiêu thụ hơn 90 triệu người dân Việt Nam như hiện nay, kinh doanh, buôn bán gạo là vô cùng hợp lý, đây còn được coi là cơ hội làm giàu cho những ai biết tận dụng lợi thế này.
Kinh doanh buôn bán gạo có lãi không ?
Kinh doanh gạo có lãi, nhưng bán gạo lãi bao nhiêu còn phụ thuộc vào cách kinh doanh của bạn. Để tính toán kinh doanh gạo có lời lãi hay không thì bạn cần có sự tính toán sao cho hợp lý như:
Bán gạo lãi cao hơn nếu tìm được nguồn hàng ổn định
Trong vấn đề kinh doanh điều quan trọng nhất là giảm được tối đa chi phí nhập hàng, do vậy cần phải tìm được nguồn hàng giá cả hợp lý (giá tận gốc). Đối với những người xem việc bán gạo là việc kiếm thêm thu nhập thì bạn có thể nhập hàng tại các đại lý cấp 1 hoặc vựa gạo gần nơi bạn ở thì sẽ tiện cho việc vận chuyển và giao hàng.
Còn đối với những người coi việc kinh doanh gạo là nguồn thu nhập chính thì bạn cần phải tìm được nguồn hàng giá cả hợp lý và ổn định, cần phải nhập được hàng tận gốc, để có thể tăng độ lợi nhuận và tính cạnh tranh. Ngoài ra nếu việc bán buôn gạo của bạn khi đã ổn định thì bạn cũng cần tính đến việc nhập về với số lượng lớn thì mức chiết khấu cũng sẽ tăng lên.
Chi phí kinh doanh
Để công việc kinh doanh gạo tốt thì không thể không đầu tư vào bán hàng và tiếp thị. Bạn đừng nghĩ bây giờ mở đại lý gạo ra rồi đợi khách hàng đến mua nhé. Bạn cần liệt kê tất cả các chi phí cố định và không cố định. Phần này mình đã viết kỹ ở bài viết số 3 rồi nhé. Theo các đại lý đang vận hành của mình tất cả các chi phí kinh doanh được tính ra là 1500-2000đ/kg gạo. Vậy giá gạo Jasmine cộng chi phí hiện tại của bạn nhập tại nhà máy là 12100-13000 và tại đại lý là 12800-13700.
Giá bán ra
Để có một mức giá bán ra phù hợp bạn cần phải đi khảo sát nhỏ thị trường mặt hàng gạo hiện tại đang bán với giá là bao nhiêu? Ví dụ, sau đi khảo sát được 5-7 đại lý gạo bạn sẽ thấy hôm nay giá gạo lẻ Jasmine(14000-15500). Từ đây bạn sẽ ra được giá bán của mình. Với nguồn hàng nhập giá tốt, ngon cơm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chợ Gạo Miền Tây khuyên bạn khi ra giá hãy nằm ở mức giá trên trung bình của thị trường đối với cửa hàng mới ra. Ví dụ với trường hợp này thì giá Jasmine nên bán ra là 15000đ. Tốt nhất đừng cạnh tranh về giá các bạn nhé. Cạnh tranh khôn ngoan hơn là ở chăm sóc khách hàng và chất lượng sản phẩm.
Quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng
Bạn nên xác định cụ thể đối tượng khách hàng tiềm năng gồm những ai, thuộc độ tuổi như thế nào và có hành vi mua hàng ra sao…Một khi đã tìm được nhóm khách hàng, phương án tiếp xúc với họ để quảng bá sản phẩm là rất quan trọng.
Một tuyệt chiêu mà tôi đã từng sử dụng khá thành công trước đây đó là sử dụng khuyến mãi mua 10kg tặng 1-2kg gạo, và kết hợp với sự kiện đó tôi còn mở dịch vụ giao gạo tận nơi bằng cách để lại số điện thoại của mình với khách hàng. Nhờ áp dụng chiến thuật khuyến mãi này và dịch vụ giao hàng mà ngay sau đó tôi đã có một lượng khách hàng trung thành không nhỏ rồi. Đây là một bước tiến rất đáng mừng với hoạt động kinh doanh của tôi.
Một khi công việc kinh doanh đã đi vào quỹ đạo, khối lượng hàng mới nhập về liên tục, song song cùng những hàng hóa cũ còn tồn kho sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Tôi đã từng tốn rất nhiều thời gian hàng ngày để lưu trữ các thông tin quan trọng về việc xuất nhập, số lượng hàng tồn hay các thông tin về khách hàng… Cho đến khi cảm thấy công việc này quá tốn kém thời gian và cần đến một phương pháp quản lý nhanh chóng hơn.
Chăm sóc khách hàng
Sai lầm lớn trong việc kinh doanh là suy nghĩ mở cửa hàng ra rồi ngồi một chỗ đợi khách tìm đến mua. Thời đại bây giờ khác xưa rất nhiều, cửa hàng gạo mọc như nấm. Nếu không có tính cạnh tranh, bạn sẽ nhanh chóng thất bại.
Muốn bán được hàng, yêu cầu bạn phải có khả năng tiếp thị mặt hàng mình bán. Nếu giới thiệu sản phẩm thành công đến các khách hàng tiềm năng như nhà hàng, khu công nghiệp, hộ gia đình thì khi đó, bạn mới mong bán được nhiều hàng, thu lợi nhuận.
Khi họ đã sử dụng qua sản phẩm của mình, hãy biến họ thành khách hàng ruột bằng cách thường xuyên điện thoại thăm hỏi, lắng nghe nhận xét về chất lượng, giá cả từ phía khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp, tạo niềm tin, hợp tác lâu dài.
Giá gạo thị trường luôn biến động, vì vậy bạn cần theo dõi hàng ngày để điều chỉnh giá cả cho phù hợp. Không nên vì lợi nhuận mà bán giá quá cao, cũng không nên vì khách hàng mà phá giá sản phẩm. Bạn cần giữ giá thành ở mức trung bình so với thị trường.
>>Xem ngay:
Đâu mới là những xu hướng kinh doanh tương lai?
Những kinh nghiệm khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch
Kinh doanh gì với vốn 50 triệu không lo bị lỗ vốn
Những lưu ý khi bán gạo lẻ
Kinh doanh các mặt hàng nói chung và kinh doanh gạo nói riêng, để việc buôn bán được thuận lợi nhất và tránh được những sai sót bạn cần chú ý những điều sau:
- Nên đưa thêm hình thức bán gạo online để tăng doanh thu thay vì chỉ bó hẹp trong phạm vi cửa hàng.
- Cần tham khảo giá gạo chung của thị trường và lập cho mình được bản giá gạo phù hợp, cạnh tranh nhất.
- Cần đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Nên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá… để thu hút khách hàng.
- Chất lượng gạo là yếu tố quan trọng giúp bạn giữ chân được khách hàng. Gạo ngon, không sử dụng chất bảo quản, không pha trộn luôn là điều quan tâm của mọi khách hàng.
- Tận dụng các kênh mạng xã hội, các website,… để quảng bá thương hiệu và bán hàng.
- Nên nhập các loại gạo được khách hàng sử dụng nhiều về bán để tránh tình trạng hàng tồn không bán được.
Nếu bạn đã đọc được hết tất cả các ý trên và xem xét lại các yếu tố mà bạn đã sẵn có thì đã có hơn 50% cơ hội bạn sẽ thành công rồi đấy. Và nếu còn thắc mắc gì về nội dung trên, các bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới, đội ngũ atpholdings.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn.
Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – ATP Holdings
(Tổng hợp và chỉnh sửa)