Với sự bùng nổ của Tiktok từ 2 năm trở lại đây, thuật ngữ KOC đã ra đời và hiện nay ngày càng nhiều KOC đã chuyển hướng qua lĩnh vực marketing. Mặc dù KOC còn khá là mới mẻ nhưng nó đã ngày một lớn mạnh và lấn sang cạnh tranh với các KOL. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về KOL, KOC là gì? Và so sánh sự khác biệt giữa KOL và KOC nhé.
Mục lục
ToggleTìm hiểu về KOL và KOC
KOL là gì? Tìm hiểu về KOL
KOL viết tắt của từ Key Opinion Leader được dịch là “người có sức ảnh hưởng”. KOL có thể là nghệ sĩ, người mẫu, vlogger, blogger… họ là những người có chuyên môn nhất định trong một ngành nào đó và được nhiều người theo dõi trên các kênh truyền thông hay mạng xã hội.
Dưới góc nhìn của marketing thì KOL chính là những người kết nối sản phẩm của nhãn hàng đến với người tiêu dùng. Đặc biệt, khi mạng xã hội Tiktok ở Việt Nam ngày càng tăng trưởng, rất nhiều KOL nổi lên từ hệ thống này và các nhãn hàng rất chuộng book các KOL review sản phẩm của họ trên Tiktok.
Bên cạnh đó, để KOL marketing thành công đòi hỏi không chỉ người đó phải có chuyên môn cao mà họ còn phải có khả năng tác động đến hành vi của mọi người. Không hề ai có ảnh hưởng đều có đủ kiến thức chuyên môn về một chủ đề để trở thành KOL mà họ chỉ đơn thuần là những người giỏi giao giao tiếp mà thôi.
KOC là gì? Tìm hiểu về KOC
KOC được viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer. Giống với KOLs, KOC là những người có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường. Công việc của họ là nhận sản phẩm/dịch vụ sau đó trực tiếp thử nghiệm và đưa ra những đánh giá, nhận xét mang tính khách quan.
Họ sẽ làm video hoặc đăng tải các bài viết và chia sẻ thông tin đến nhóm người đang theo dõi họ. Số lượng người theo dõi của KOC ít hơn nhiều so với KOL, bên cạnh đó nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Xu hướng KOC được đánh giá mang đến ảnh hưởng mạnh mẽ với người tiêu dùng hơn KOL.
Mục tiêu khi dùng KOL và KOC
Tuy KOC vừa mới ra đời trong thời gian gần đây, nhưng có thể thấy KOC đã được rất nhiều người ủng hộ và dần có lượng fan đông đảo. Tuy cùng là review, quảng cáo sản phẩm nhưng 2 tên gọi này lại là 2 hình thức làm hoàn toàn khác nhau. Và chúng ta cùng nghiên cứu về sự khác biệt giữa mục tiêu khi dùng KOL và KOC là gì nhé?
KOL: Tăng độ phủ chiến dịch đại diện thương hiệu, gương mặt cho sự kiện, lễ hội, review sản phẩm.
Điều này cũng rất dễ hiểu vì KOL có lượng theo dõi rất cao, nếu chiến thuật của bạn là cần khuếch đại nhanh hình ảnh thương hiệu thì KOL là một lựa chọn tốt.
KOC:
+ Review sản phẩm, tăng độ tin cậy, kích cầu, lôi kéo tiêu sử dụng
+ Kiểm tra thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm
Với số lượng người theo dõi khiêm tốn, KOC chủ yếu được sử dụng cho một group nhỏ và nhằm mục tiêu bán hàng.
>>> Tiktok Shop là gì? Cách đăng ký Tiktok Shop cho người mới bắt đầu
So sánh sự khác biệt giữa KOL và KOC
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa KOL và KOC thì chúng ta sẽ cùng so sánh qua 3 đặc điểm:
- Mức độ phổ biến
- Quy mô khán giả
- Tính chuyên môn.
3 đặc điểm này sẽ phân tích, làm rõ hơn về các điểm khác biệt giữa KOL và KOC.
1. Mức độ phố biến
Đối với các KOL, các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận họ và kí hợp đồng để hợp tác. Thương hiệu sẽ chi tiền cho những KOLs và KOLs có cơ hội dùng sản phẩm free để truyền bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. KOL phải chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn.
Ngược lại với KOL, KOC đứng trên cương vị là những người tiêu dùng, khởi đầu quá trình sử dụng sản phẩm và xem xét các sản phẩm họ quan tâm. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm của KOC sẽ diễn ra và họ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi trả dựa trên mức hoa hồng. Nói tóm lại, KOC có tác động mạnh nhưng độ phủ thấp.
2. Quy mô khán giả
KOLs sẽ được phân cấp dựa trên tầm ảnh hưởng, số lượng người theo dõi họ trên các nền tảng sáng tạo nội dung số như: YouTube, Facebook, Ins hoặc Tiktok. Người có tầm ảnh hưởng càng lớn, giá booking càng cao. Thành ra tùy vào từng chiến dịch mà thương hiệu có thể lựa chọn những KOL có giá tiền booking hợp lý, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động quảng cáo.
KOC đa số có lượng người theo dõi thấp hơn so với KOL. Tuy nhiên, họ lại là những người nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn so với KOL. Họ là những người đứng trên cương vị người tiêu dùng và đưa ra đánh giá khách quan về sản phẩm. Do vậy, dù sở hữu lượng Follower thấp hơn nhưng hiệu quả đem lại có thể khiến bạn bất ngờ. KOC Việt Nam sẽ dựa vào độ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng để đánh giá tầm tác động của KOC.
3. Tính chuyên môn
KOLs sẽ là những nhóm người có tầm tác động lớn hoặc có hiểu biết chuyên môn sâu rộng trong một ngành nghề nhất định. Dựa trên những kiến thức và độ uy tín của mình, KOLs sẽ nhận hợp đồng quảng cáo từ các nhãn hàng và thuyết phục người mua dùng sản phẩm.
Ngược lại, KOC lại không cần quá am hiểu về sản phẩm, họ sẽ đứng trên cương vị là người mua hàng, người tiêu dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm, sau đó mang ra những đánh giá mang tính cá nhân.
Qua bài viết trên, ATP mong rằng các bạn sẽ hiểu hơn về 2 khái niệm marketing KOL và KOC , nắm được các đặc điểm khác biệt giữa KOL và KOC để phân biệt hoặc áp dụng chọn ngành nghề cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
Xem thêm:
Affiliate Tiktok là gì? Cách kiếm tiền từ tiếp thị liên kết Tiktok mới nhất 2022