Search
Close this search box.

Trademark là gì? Brand và Trademark khác nhau như thế nào?

dang-ki-bao-ho-nhan-hieu
Rate this post

“Trademark” là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Bởi đây là yếu tố luôn song hành và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy trademark là gì? Trademark có gì khác so với brand? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của atpholdings.vn để hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé!

Trademark là gì?

“Trademark” được hiểu là nhãn hiệu và được ký hiệu bằng biểu tượng TM hoặc cũng có thể là biểu tượng ® theo đăng ký liên bang nếu như đơn đăng ký nhãn hiệu được văn phòng sáng chế và nhãn hiệu của Hoa Kỳ chấp nhận.

Các tiêu chí để xác định và xem xét về một nhãn hiệu chính là sự độc đáo, mang lại dấu ấn riêng và phân biệt được với các nhãn hiệu khác trên thị trường cùng chung dòng sản phẩm, dịch vụ và về pháp lý. Nhãn hiệu cần được mô tả cụ thể, chính xác để không gây ra hiểu lầm hay vướng vào những vi phạm về sao chép hay tiêu cực khác.

Trademark là gì
Trademark là gì?

Một điều đặc biệt ở trademark chính là được bảo vệ mãi mãi, không có thời hạn kết thúc không giống như một số bằng sáng chế khác là chỉ được cấp phép trong khoảng thời gian nhất định. Và các nhãn hiệu, theo thời gian sẽ đi sâu và tạo dấu ấn trong tâm trí của con người, chỉ cần nhìn thấy nhãn hiệu là họ có thể nhận biết được đó là công ty cụ thể nào. Khi đã có nhận định đúng đắn và chính xác về trademark là gì sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn và có lợi thế về mặt pháp lý, giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp vững mạnh sau này.

Các dấu hiệu của việc đăng ký trademark

Khi đăng ký nhãn hiệu thì các doanh nghiệp thường sử dụng những biểu tượng sau.

  • ™ Sử dụng biểu tượng thương hiệu sau khi một logo hoặc cụm từ cảnh báo đối thủ cạnh tranh mà bạn đã tuyên bố biểu tượng này hoặc cụm từ như của riêng bạn.
  • ® – Chỉ các nhãn hiệu đã được Văn phòng nhãn hiệu chính thức cấp mới có thể sử dụng ký hiệu ®, viết tắt của nhãn hiệu đã đăng ký.
  • ℠ – Các công ty bán dịch vụ, chứ không phải sản phẩm, có tùy chọn sử dụng biểu trưng nhãn hiệu dịch vụ.
Dấu hiệu đăng ký trademark
Dấu hiệu đăng ký Trademark.

Ý nghĩa của chữ TM hay Trademark là gì

Dấu hiệu TM là viết tắt của từ Trademark, là nhãn hiệu. Đây là dấu hiệu có khả năng phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Ký hiệu TM xuất hiện trên sản phẩm/ dịch vụ thì không có nghĩa là Nhãn hiệu của sản phẩm/ dịch đó đã được đăng ký bảo hộ độc quyền. Người sáng lập ra Nhãn hiệu có thể gắn lên sản phẩm để khẳng định quyền của mình là người đã tạo ra Nhãn hiệu, và để nhắc nhở chủ thể thứ ba đừng xâm phạm vào Nhãn hiệu đó.

Tuy nhiên, nhãn hiệu chưa được đăng ký thì chủ thể thứ ba vẫn có quyền mang Nhãn hiệu đi đăng ký để xác lập quyền sở hữu cho họ, và người sáng lập Nhãn hiệu nếu đăng ký chậm hơn thì cũng không có quyền ngăn cản hay xử lý xâm phạm, và mất đi cơ hội được đăng ký sở hữu nhãn hiệu đó.

Watermark là gì? Cách tạo Watermark trên mạng xã hội

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các thương hiệu nhược quyền thương mại

Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu

Quyết định về người đứng tên thương hiệu

Người sản xuất có nhiều cách để lựa chọn về người đứng tên nhãn hiệu và sản phẩm có thể được tung ra với nhãn hiệu của người sản xuất. Hoặc nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm cho trung gian và trung gian đó có thể đặt nhãn hiệu riêng, đây còn được xem như nhãn hiệu của nhà phân phối.

Trademark là gì? Phân biệt Trademark và Brand trong Marketing

Nhà sản xuất cũng có thể để một phần mang nhãn hiệu của mình và một phần mang nhãn hiệu của nhà phân phối. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển thì những người bán buôn, bán lẻ cũng đã tạo ra nhãn hiệu riêng của họ. Một điều nữa là sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối sẽ có giá thấp hơn so với sản phẩm có nhãn hiệu của nhà sản xuất, chính vì thế sẽ thu hút được đối tượng khách hàng thu nhập thấp.

Quyết định về chọn tên nhãn hiệu

Nhà sản xuất khi chọn tên nhãn hiệu cần lưu ý những cách đặt tên nhãn hiệu theo những chiến lược sau.

  • Tên nhãn hiệu cá biệt
  • Tên chung cho các sản phẩm
  • Tên riêng cho các sản phẩm
  • Tên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp đi với tên cá biệt sản phẩm

Chiến lược về tên của nhãn hiệu đều có lợi và hại khác nhau với nhà sản xuất, chính vì thế cần căn cứ vào thị trường mục tiêu, đặc điểm doanh nghiệp để có được quyết định đúng đắn nhất. Hiểu được trademark là gì? Nhãn hiệu là gì thì sẽ biết được lựa chọn tên nhãn hiệu là một công việc không đơn giản, hơn nữa còn rất phức tạp do tầm quan trọng của nhãn hiệu. Chính vì thế bạn cần thận trọng trước khi quyết định đặt tên nhãn hiệu.

  • Trên thế giới, các hãng lớn thường sử dụng cách sau đây trước khi lựa chọn tên nhãn hiệu đó là:
  • Xác định mục tiêu cho nhãn hiệu
  • Tạo danh sách tên nhãn hiệu sử dụng được
  • Lựa chọn nhãn hiệu để thử nghiệm
  • Thử nghiệm và thu thập phản ứng của người dùng về nhãn hiệu được xác lập
  • Kiểm tra các nhãn hiệu đã lựa chọn có thể đăng ký bảo hộ hay không
  • Lựa chọn tên phù hợp làm tên nhãn hiệu

Để có được tên nhãn hiệu tốt thì phải đáp ứng được những điều kiện sau

  • Nhãn hiệu nói lên được lợi ích và chất lượng của sản phẩm
  • Dễ nhận biết, dễ nhớ
  • Độc đáo
  • Có thể dịch được sang đa ngôn ngữ
  • Có thể đăng ký bảo hộ từ pháp luật

Phân biệt giữa Copyright ©, Trademark ™ và Registered ® | Học Tiếng Anh  cùng Callum Nguyễn

Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Khi triển khai nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất cần lựa chọn chất lượng và thuộc tính để hỗ trợ việc định vị nhãn hiệu trong thị trường. Chất lượng là yếu tố quan trọng của người làm marketing.

Hiện nay, các nhãn hiệu đều được xếp theo các mức độ từ thấp đến cao như: Thấp, trung bình, cao, hảo hạng. Chất lượng nhãn hiệu càng cao thì lợi nhuận càng lớn, tuy nhiên các hãng hiện nay đều tập trung vào chất lượng cao thì chiến lược này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

Có bốn chiến lược nhãn hiệu doanh nghiệp cần chú ý bao gồm

Trademark là gì? Phân biệt Trademark và Brand trong Marketing

Mở rộng loại sản phẩm

Doanh nghiệp có thể mở rộng sản phẩm bằng cách thêm những mặt hàng mới cùng tên nhãn hiệu, các mặt hàng này có hình thức mới, hoặc hương vị cũng như kích thước bao bì mới. Thông thường các hoạt động phát triển sản phẩm chính là mở rộng sản phẩm vì năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn thừa để giúp đáp ứng mong muốn khách hàng về sự đa dạng chủng loại sản phẩm.

Mở rộng sản phẩm cũng có thể gặp rủi ro như khiến nhãn hiệu mất đi ý nghĩa đặc biệt của mình, ngoài ra cũng có thể gây thiệt hại về kinh doanh do không đảm bảo chi phí phát triển và khuyến mãi.

Mở rộng nhãn hiệu

Mở rộng nhãn hiệu thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tung ra sản phẩm mới hoặc các cải tiến sản phẩm.

Ví dụ: Honda sử dụng tên doanh nghiệp của mình để mở rộng sản phẩm từ oto, xe máy, máy bơm nước,… điều này giúp honda tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo cho nhãn hiệu mới, ngoài ra còn khiến thị trường chấp nhận nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nhãn hiệu đó phải làm thỏa mãn được khách hàng để tránh mất thiện cảm với họ vì những sản phẩm mới.

Tìm hiểu Google Hummingbird là gì? Sức mạnh ẩn sau chú chim ruồi

Sử dụng nhãn hiệu mới

Doanh nghiệp muốn tung ra thị trường những sản phẩm mới nhưng nhãn hiệu họ đang sử dụng không thích hợp thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng một nhãn hiệu mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét lại các nhãn hiệu của mình để xem việc lập nhãn hiệu mới có phù hợp không, chi phí lập nhãn hiệu có thể bù đắp và sinh lời hay không để tránh rủi ro không đáng có.

Quyết định tái định vị nhãn hiệu

Việc tái định vị nhãn hiệu có thể đòi hỏi sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh sản phẩm, hoặc chỉ cần thay đổi hình ảnh.

Khi tái định vị một nhãn hiệu sản phẩm, người làm marketing cần thận trọng, tránh làm mất lòng tin của khách hàng cũ, bởi như vậy thì họ mới giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới.

Brand và Trademark khác nhau như thế nào?

Brand (Thương hiệu) và Trademark (Nhãn hiệu) thường được người ta hiểu nhầm là một, nhưng trên thực tế, brand và trademark là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Brand và Trademark có những điểm khác biệt rất khác nhau vì vậy không thể thay thế cho nhau được. Tất cả nhãn hiệu là thương hiệu, nhưng không phải tất cả thương hiệu là nhãn hiệu. Trademark là gì?

1 Trademark là gì? Sự khác biệt giữa Trademark và Brand

Thương hiệu

Có thể hiểu đơn giản thương hiệu là hình ảnh của bạn, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, nó thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng.

Nhãn hiệu Trademark là gì?

Nhãn hiệu có thể là Slogan, là trang phục thương mại, là biểu tượng… giúp bảo vệ các khía cạnh của thương hiệu.

Kết Luận

Hiểu được Trademark là gì sẽ giúp doanh nghiệp vững tin hơn khi phát triển trên thị trường. Một lá chắn tốt với nhiều lợi ích chắc chắn sẽ là lợi thế bảo vệ doanh nghiệp giữa sự cạnh tranh và bảo vệ về pháp luật.

Chia sẻ bài viết

Related Posts

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

atpsoftware logo

Phiên bản ATP Cookie v1.1 có nhiều lỗ hổng về bảo mật được phát hiện bởi đội ngũ kỹ thuật của team Chongluadao. Sau khi kiểm tra lại toàn bộ mã nguồn, chúng tôi đã tiến hành sửa lỗi và tạo ra phiên bản ATP Cookie v1.3.

Khách hàng đang sử dụng phiên bản cũ xin vui lòng xoá và tải phiên bản mới nhất để sử dụng.

Cập nhật phiên bản ATP Cookie v1.3 mới:

– Dữ liệu sẽ được xử lý và hiển thị ngay tại giao diện của tiện ích ATP Cookie (Client-side) thay vì đưa về xử lý tại server như phiên bản cũ (Serᴠer-side)

– Khi người dùng thao tác lấy cookie từ tiện ích ATP Cookie, sẽ có thông báo hiển thị cookie sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Tiện ích chỉ được phép truy xuất cookie từ trình duyệt trong trường hợp có sự đồng ý của người dùng.

TƯ VẤN GIẢI PHÁP

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ sớm liên hệ hỗ trợ bạn