Tìm kiếm
Close this search box.

Flex là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc từ “Flex” trên mạng xã hội

Flex là gì
Đánh giá bài viết

Flex là gì mà mạng xã hội lại thịnh hành đến vậy? Trong những ngày gần đây trên mạng xã hội, xuất hiện một trào lưu vô cùng hot, đó chính là “Flex”. Thậm chí, trên Facebook, có một nhóm có tên “Flex đến hơi thở cuối cùng” đã thu hút hơn 1 triệu thành viên tham gia với mỗi bài đăng đạt hàng chục nghìn lượt thích và bình luận, trong đó có cả các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoa hậu Lương Thùy Linh, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, ca sĩ Hoàng Dũng, người mẫu Midu…

Vậy, bạn đã hiểu rõ FLex nghĩa là gì mà lại “hot” đến thế chưa? Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của cụm từ này nhé.

Flex là gì?

Flex là một thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là “khoe khoang”. Tuy nhiên, trong cộng đồng mạng Việt Nam, “flex” mang một ý nghĩa khác. Nó không chỉ đơn thuần là việc khoe khoang về tài sản hay thành tựu cá nhân, mà còn là phương thức để thể hiện sự tự tin, bản lĩnh và năng lượng tích cực của bản thân.

Khởi nguồn của “Flex” xuất phát từ một nhà báo được biết đến với tên gọi là N, biệt danh là “Trông Anh Ngược”. N là một cá nhân thường xuyên tự khoe khoang về cuộc sống cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, những “cư dân mạng” nhanh chóng bắt trend theo trào lưu này, tạo ra những trò đùa khoe khoang về bản thân.

Flex nghĩa là gì
“Trông Anh Ngược” – Người tạo trend Flex

Ban đầu, Flex được sử dụng một cách vui nhộn và hóm hỉnh, nhưng dần dần nó đã trở thành một xu hướng mới phổ biến trong giới trẻ Việt Nam. Sự “Flexing” có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Một số người thích khoe khoang về những tài sản. Trong khi đó, những người khác lại muốn chia sẻ thành tích học tập, thành công trong công việc, hoặc những mối quan hệ cá nhân nổi bật của mình để thể hiện sự tự hào.

Nguồn gốc của từ Flex

Flex xuất phát từ cộng đồng rap và hiện nay đã trở thành một xu hướng mới trong giới trẻ Việt Nam. Hiện nay, bạn dễ dàng bắt gặp những nội dung liên quan đến “flex” trên các mạng xã hội với sự xuất hiện tràn lan, ví dụ như việc khoe xe sang, khoe quần áo hàng hiệu, hay những ngôi nhà đẹp…

Một số ví dụ về flex là: “Nhìn đây, đôi chân của tôi dài đến nỗi không thể mặc vừa trong chiếc quần Chanel này”, hoặc “Tôi mới kiếm được một số tiền nhỏ, khoảng vài tỷ đồng, từ dự án mới”…

Tuy nhiên, những gì đã trở thành xu hướng của Gen Z giờ đây đã trở nên vui nhộn hơn và tích cực hơn rất nhiều. Kiểu Flex khiến mọi người muốn chế giễu đã không còn, thay vào đó làm cho mọi người cảm thấy “thích thú” trước những trình diễn “flexing” không đụng hàng và đầy hài hước.

Mới đây, nhóm Facebook mang tên “Flex đến hơi thở cuối cùng” đã ra mắt để tạo ra một sân chơi thực sự cho việc flex của giới trẻ. Chỉ trong 1 tuần, nhóm đã nhanh chóng thu hút một lượng thành viên khổng lồ và con số này hiện đang vượt qua 1 triệu thành viên và không có dấu hiệu dừng lại.

Flex đến hơi thở cuối cùng
Nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng

>>> Cách tạo link Bio Tiktok

Tại sao Flex lại trở thành trend

Flex đã lan rộng trong giới rap khi nhiều rapper nổi tiếng sử dụng thuật ngữ này trong các bài hát của họ. Một ví dụ điển hình là Ice Cube, người tiên phong sử dụng “Flex” trong bài hát “It was a good day”. Ngoài ra, nhiều rapper nổi tiếng khác như Cardi B, Drake… cũng đã sử dụng “Flex” trong các ca khúc của họ. Đồng thời, ở Việt Nam, rapper 16 Typh cũng đã sử dụng từ lóng này trong bài hát “Don’t Waste My Time”.

Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook… cũng đã đóng góp vào việc làm cho thuật ngữ Flex này trở nên viral hơn. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những video clip khoe mẽ về giá trị của trang phục mà người ta đang mặc, hoặc về sự giàu có của gia đình, bạn bè, người thân… Các xu hướng như “Flex giá tiền của món đồ bạn đang sở hữu” hoặc “rich boy/rich girl check” đã thu hút hàng triệu lượt xem và nhận được nhiều bình luận.

Văn hóa “Flex” đã góp phần kích thích chủ nghĩa tiêu dùng và sự quan tâm đến vật chất của con người. Ngày nay, có nhiều dịch vụ cho thuê đồ và các địa điểm đẹp đang “hot” để mọi người có thể tận hưởng cuộc sống ảo trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích nghe hoặc nhìn người khác khoe khoang quá nhiều, do đó cụm từ “no flex zone” được sử dụng để chỉ rằng mọi hoạt động có tính chất khoe khoang đều bị cấm.

Ngoài ra, cụm từ phổ biến khác là “weird flex but ok”. Đây là cách diễn đạt rằng việc khoe khoang có vẻ kỳ quặc nhưng vẫn được chấp nhận.

Những cách flex cực hay và tinh tế

Dưới đây là một số ví dụ về Flex cực thú vị:

Ví dụ flex là gì
Flex số dư tài khoản ngân hàng tinh tế
Ví dụ flex là gì
Flex lính cứu hoả
Ví dụ flex là gì
Flex cầu thủ
Ví dụ flex là gì
Flex “tô mì tôm”
Flex dòng họ
Flex dòng họ
Flex là gì và ví dụ
Dàn Sao Việt đua nhau Flexing

Trên đây là câu trả lời cho “Flex là gì“, một cụm từ đang rất trending ở thời điểm hiện tại. Còn bạn thì sao? Bạn có gì để Flexing không? Hãy bắt đầu flex ngay hôm nay cho nóng bạn nhé.

Lê Thừa Phú – Tổng hợp & soạn thảo

Xem thêm: 

Cách đăng ký và sử dụng mạng xã hội Threads

Chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích!

Tự động hoá quy trình bán hàng & marketing của bạn ngay hôm nay.

Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17